Apple có bằng sáng chế mới về camera gập tích hợp chống rung quang học

WinWinTeam

WinWinStore – Apple mới đây vừa được phê duyệt một bằng sáng chế mới về hệ thống quang học có thể gập lại và đồng thời có công nghệ chống rung dịch chuyển ống kính nữa. Dễ hình dung là hệ thống camera này gần giống với các loại camera tiềm vọng trên smartphone Android cao cấp trong vài năm gần dây.

Hệ thống quang học gập hay hiểu đơn giản hơn là camera tiềm vọng, đây là thiết kế camera cho phép ống kính có khả năng zoom quang học xa hơn so với truyền thống bằng cách đặt các mảng thấu kính song song với cạnh dài của thân điện thoại thông minh và bẻ cong sự truyền ánh sáng tới cảm biến bằng cách sử dụng một hoặc nhiều lăng kính khác. Thiết kế này đã được Samsung, Huawei, OPPO và những người khác sử dụng để tạo ra những chiếc điện thoại có camera zoom xa hơn những gì mà Apple đem đến.

Apple có bằng sáng chế mới về camera gập tích hợp chống rung quang học

Đặc biệt lưu ý là trong hình dưới đây của bằng sáng chế cho thấy một sự sắp xếp quang học được gập lại bằng cách sử dụng hai lăng kính và một ví dụ về cách một bộ truyền động sẽ dịch chuyển nhóm thấu kính dọc theo nhiều trục. Về cơ bản, nó cho thấy cách Apple có thể tích hợp tính năng chống rung hình ảnh quang học vào thiết kế kính tiềm vọng.

Apple có bằng sáng chế mới về camera gập tích hợp chống rung quang học

Thấu kính trước của camera được đặt ở phía trên bên trái của hình, trong khi cảm biến được hướng lên trên và nằm ở phía dưới bên phải. Sự sắp xếp này có khả năng bù trừ cho sự chuyển động. Có thể thấy hai lăng kính chuyển hướng ánh sáng để tạo ra hệ thống camera “gập lại”.

Mặc dù việc Apple được phê duyệt thiết kế camera tiềm vọng hứa hẹn rằng trong tương lai iPhone có thể được nâng cấp đem đến khả năng zoom xa hơn, nhưng điều này không có nghĩa là công ty sẽ áp dụng trong tương lai gần. Hiện tại iPhone 12 Pro Max mới chỉ có zoom quang học 5x, trong khi đó các đối thủ đã có thể zoom gấp đôi hoặc gấp ba con số này.

Apple có bằng sáng chế mới về camera gập tích hợp chống rung quang học

Tin liên quan