9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

WinWinTeam

WinWinStore – Kể từ khi nhiếp ảnh khai sinh cho đến nay, rất nhiều chiếc máy ảnh đã được ra đời với nhiều mục đích khác nhau và dưới đây là 9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm có nhất trong lịch sử nhiếp ảnh.

Khoảng 107 năm về trước, Oskar Barnack đã tạo ra Ur-Leica, một chiếc máy ảnh được xem là khởi nguồn cho định dạng 36×24 full frame. Kể từ đó thì nhiều công ty trên thế giới đã sản xuất nhiều thứ từ 35mm đến 127, cho đến medium format và cuối cùng là kĩ thuật số. Trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi nhiếp ảnh ra đời và các máy ảnh xuất hiện, chúng ta có rất nhiều mẫu máy ảnh với nhiều mục đích khác nhau. Trong số chúng có những chiếc máy ảnh mạnh mẽ ấn tượng, một số thì độc đáo với các kiểu thiết kế, một số thì lại thất bại và chẳng có ích gì, nhưng nhìn chung dưới đây là 9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay:

Alpa Reflex I

Alpa là tên của một trong những tên tuổi máy ảnh lớn vào hồi khoảng những năm 1930, và chiếc Alpa Reflex Model I là mộ trong số những chiếc máy ảnh độc đáo nhất lúc bấy giờ. Chiếc máy ảnh này tuân thủ chặt chẽ những giá giá trị truyền thống của chế tác đồng hồ Thụy Sĩ, được mô tả bằng những từ như chính xác cùng với trình độ thủ công cao nhất.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Chiếc máy ảnh này có kính ngắm ngang eo, nhưng không giống như bất kỳ máy ảnh nào khác, nó cũng có một máy đo khoảng cách được đặt ở phía bên trái của thân máy giống như tất cả các máy đo khoảng cách khác. Điều này khiến nó trở thành một trong những máy ảnh SLR duy nhất có máy đo khoảng cách từng được sản xuất. Hầu hết các máy ảnh Alpa Reflex Model I được bán thời đó kèm với ống kính Angenuinex có thể thu gọn – 50mm F1.8 hoặc 50mm F2.9. Sau cùng thì các máy ảnh Alpa sẽ được sử dụng với các ống kính Kern-Switar và có giá trị sưu tầm cao.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Kodak DCS 100

Kodak trong vài chục năm đổ lại có lẽ được biết đến khá nhiều vì những vấn đề trong cuộc cách mạng kĩ thuật số của ngành công nghiệp máy ảnh/nhiếp ảnh. Nhưng trước đó cái tên này từng là một trong những trụ cột lớn và là công ty tiên phong trong công nghệ máy ảnh kĩ thuật số. Vào năm 1991 họ sản xuất chiếc DCS 100 – Chiếc máy ảnh DSLR thương mại đầu tiên.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Chiếc máy ảnh này về cơ bản là Nikon F3 đi cùng với cảm biến CCD 1.3MP kích thước 20,5×16,4mm của Kodak. Kèm với đó là dải lọc màu từ Bryce Bayer.

Chiếc máy ảnh này có cảm biến nhỏ, nghĩa là chiều dài tiêu cự có độ phóng đại khoảng 2,86, ví dụ khi quy đổi ra chuẩn 35mm thì việc sử dụng ống kính tiêu cự 28mm sẽ trở thành 80mm. Nhờ vậy mà đây là chiếc máy ảnh được các phóng viên rất ưa chuộng vào những năm 1991. Ngoài ra chiếc máy ảnh này có pin tích hợp, đi kèm là ổ ứng SCSI 3.5-inch keýe nối với đơn vị lưu trữ kĩ thuật số Digital Storage Unit (DSU). Nó có khoảng 200MB bộ nhớ, lưu được 156 ảnh chưa nén hoặc 600 ảnh JPEG.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Leica S1

Nếu bạn đã tới Leica S2 và biết được sức mạnh của nó thì bạn không thể không biết được chiếc Leica S1 này. Đây là chiếc máy ảnh được ra đời vào khoảng 1996, đang là thời kỳ của các máy ảnh kỹ thuật số và vì nó khá hiếm nên chuyện bạn không biết về chiếc S1 này cũng không có gì lạ. Vào thời điểm này những chiếc máy ảnh có những cách tiếp cận khác nhau và chiếc máy ảnh Leica S1 với thiết kế độc đáo là một trong số chúng.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Dựa vào ảnh ở trên bạn có thể thấy nó chẳng có gì giống một chiếc máy ảnh cả, tuy nhiên nếu nhìn các góc cạnh khác nhau thì bạn sẽ thấy được vóc dáng quen thuộc của máy ảnh. Vào 1996 chiếc máy ảnh này nổi tiếng với hai lý do: một là cảm biến 26.4MP và hai là cảm biến kích thước medium format. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ gây ấn tượng rồi nếu bỏ qua thiết kế.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Chiếc máy ảnh này cho ra các bức ảnh kích thước 36×36, nghĩa là ảnh sẽ lớn hơn 50% so với full frame nhưng ở đường chéo dài hơn 17.7% và cho ảnh có góc nhìn rộng theo phương ngang. Đồng thời khả năng đọc cảm biến cũng mất hơn 3 phút nên nếu bạn chụp ảnh các hoạt động tốc độ cao thì sẽ rất khổ sở đó. Ngoài ra thì máy ảnh này có ISO gốc là 50, ảnh chụp ra là file RGB 48-bit với độ phân giải khủng 26.4MP, cảm biến lớn và có 11 stop dải tần nhạy sáng. Với thông số này thì nó khủng nhất vào gian đó.

Leica Digital Modul R (DMR)

Bên cạnh những chiếc máy ảnh rangefinder thì Leica cũng sản xuất hai hệ thống máy ảnh SLR gồm Leica R 35mm với thiết bị đầu tiên là Leicaflex năm 1964 và Leica S2, S3 medium format. Dòng R của đi từ Leicaflex thành Leica R3 và hiện tại là Leica R9 trong năm  2002.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Năm 2003 Leica đã giới thiệu Digital Modul R (DMR), một mô-đun chứa cảm biến 10MP Kodak CCD phát triển với Imacon. Mô-đun này được gắn phía sau Leica R8 hoặc R9 và đây được xem là giải pháp tương lai, một đơn vị sức mạnh gắn với một bộ khung máy ảnh để trở thành một chiếc máy ảnh hoàn chỉnh. Cảm biến từ Kodak phải nằm đúng vị trí chính xác ở cổng film nhỏ hơn kích thước 36x24mm của film, ngoài ra thì cảm biến này crop 1.37x nhỏ hơn một chút APS-H và có ISO 100-800, bộ lọc khử răng cưa đã được bỏ ra khỏi cảm biến để tăng khả năng phân giải.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Nhờ sự kết hợp này thì hệ thống máy ảnh này rất công thái học và chức năng tốt. Màn hình LCD ở sau sử dụng để xem lại ảnh, xem menu như các máy ảnh hiện nay, một màn hình nhỏ hơn nữa để hiện thị các thông tin máy ảnh.

Minox 35 GT-X

Lịch sử máy ảnh cho thấy nhiều loại máy ảnh compact 35mm từ các mẫu tiêu dùng giá rẻ đến các máy được thiết kế trang nhã với hệ thống trang bị quang học ưu việt. Trong số đó có dòng Minox 35 khá đắt và tương đối ít phổ biến nhưng lại được xem là viên ngọc quý cho máy ảnh film. Đây được xem là chiếc máy ảnh 35mm nhỏ nhất từng được sản xuất. Nó được ra mắt lần đầu vào 1974 với mẫu Minox 35 EL và có nhiều hơn 20 mẫu sau nhiều năm cho tới mẫu Minox 35 GT-S là cuối cùng vào năm 1998. Các mẫu đầu tiên được trang bị ống kính Color-Minotar 35mm F2.8 với thiết kế Tessar và khẩu độ bốn lá khẩu, các mẫu sau chuyển sang ống kính MC Minoxar được thiết kế mới.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Chiếc Minox 35 GT-X được trang bị ống kính 35/2.8 MC Minoxar ưu tiên khẩu độ, mã hoá DX từ ASA 25-3200 và là một trong những bộ máy chụp nhanh và ấn tượng nhất vào thời điểm đó. Chỉ 371 chiếc được bán mà thôi.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Nikon F2/T (F2 Titan)

Nikon F2 rất phổ biến trong dòng Nikon F ra mắt đầu tiên vào năm 1959 và chiếc Nikon F2/T này được cải tiến từ dòng F rất nhiều, từ màn trập tốc độ cao 1/2000 đến mặt lưng mở ra, một động cơ bên trong và một finder có thể tháo rời. Sau 5 năm kể từ năm 1976 khi giới thiệu F2, Nikon ra mắt phiên bản F2/T là phiên bản có lớp vỏ chống sốc, độc lập với màn trập titanium, ốp mặt trên và dưới cùn bằng titanium, cửa màn trập và lăng kính cũng được che bằng titanium. Với cấu tạo này thì chiếc máy ảnh rất cứng cáp và thậm chí cả ngàm ngắn ống kính cũng bằng titanium.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Phiên bản này khác biệt rất nhiều so với F2 thông thường, ngoài ra có đến 3 phiên bản F2/T với bản thường cùng dòng chữ “F2/T” trên mặt trên, một bản khắc “Titan” phía trước và một bản được tuỳ chỉnh với một gương pellicle và bộ pin tốc độ cao cho đến 10 khung hình 1 giây.

Plaubel Makina W67

Plaubel Makina 67 được đánh giá là một trong những thân máy ảnh giá trị nhất dù không quá nổi tiếng bằng Hasselblads và Mamiyas cùng với Bronicas trong thời kỳ của nó. Chiếc máy ảnh có thiết kế rangefinder đi cùng ống kính Nikkor 80mm F2.8 lens, một thước đo sáng tích hợp và có khả năng gấp gọn ống kính khi không dùng tới. Chiếc máy ảnh được giới thiệu vào năm 1978, được sản xuất bởi Konica/Copal tại Nhật Bản nhưng hầu như bên dưới máy đều sản xuất tại Đức. Không chỉ thân máy ảnh đáng giá, ống kính của nó cũng được đánh giá là một trong những ống kính tốt nhất cho medium format từng được sản xuất.

Rolleiflex 2.8GX Royal Urushi Gold

Máy ảnh Rolleiflex 2.8GX Royal Urushi Gold là chiếc máy ảnh 2 ống kính và là mẫy TLR đáng giá trong thời điểm đó, đây là dòng máy ảnh cao cấp được phát triển bởi Rollei và ra mắt vào năm 1929. Trong khoảng gần 9 thập kỷ, đã có nhiều máy ảnh dòng này được sản xuất và mẫu cuối cùng là Rolleiflex 2.8 FX-N vào năm 2015. Năm 1981, Rollei trở thành Rollei Fototechnic GmbH sau khi phá sản, từ đó trở đi họ sản xuất ít máy ảnh hơn và một trong số đó là chiếc 2.8GX Royal Urushi Gold vào năm 1989. Đây không phải là một chiếc máy ảnh phiên bản đặc biệt dù thiết kế có các điểm đặc biệt, đây chỉ là bản kế thừa của Rolleiflex 2.8F với màn trập Seiko mới và thước đo ánh sáng được thiết kế lại.

9 chiếc máy ảnh độc đáo và hiếm nhất trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến nay

Chiếc máy ảnh này được chú ý nhất là về vẻ ngoài tuyệt đẹp của nó. Da Thằn lằn Châu Phi màu nâu được phủ sơn mài Urushi bằng tay trang trí bên ngoài, trong khi phần lớn kim loại được phủ vàng 24 karat rất độc đáo.

Rollei SL 2000F/3001/3003

Rollei cũng khá nổi tiếng với các sản phẩm của mình, như Rolleiflex và Rolleicord medium format cùng với máy ảnh Rollei 35 gọn nhẹ. Nhưng đồng thời công ty cũng thất bại rất lớn với dòng Rolleiflex 35 series của 35mm SLR.

Vào năm 1981, Rollei Fototechnic GmbH & Co. KG ra mắt Rolleiflex SL2000F khơi dậy một trào lưu máy ảnh độc đáo và thú vị. Thiết kế của máy ảnh gồm kính ngắm ngang thắt lưng, mặt sau phim có thể tháo rời, nắp trượt tối màu, bộ pin có thể tháo rời, báng cầm có thể sử dụng thêm và kiểu dáng hình khối. Với kích thước của nó, bạn sẽ chẳng biết nó là máy ảnh medium format cho đến khi sử dụng.

Độc đáo nhất có lẽ chính là viewfinder có thể được xem từ vị trí ngang hông, hoặc đưa lên mắt đều được. Ngoài ra sự hợp tác lâu năm với Zeiss cũng giúp những chiếc máy ảnh này tiến xa, từ các ống 15/3.5 Distagon tới 1000mm F8 Tele-Tessar, Rollei cũng sản xuất dòng rẻ tiền hơn đi kèm với 14mm F3.5 tới 500mm F8 Mirror đa dạng. Thậm chí cả đầu chuyển M42 cho ngàm ốc Pentax với đầy đủ chức năng, rất đa dạng sản phẩm.

Nhưng họ lại thất bại vì kích thước và trọng lượng, giá cả cũng như sự xuất hiện và phổ biến của tính năng lấy nét tự động trong những năm 1980, đều là những thứ mà Rollei đều thiếu hụt.

Tin liên quan