Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

WinWinTeam

WinWinStore – Chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ Dynamic Range trong nhiếp ảnh, hay dịch sang tiếng Việt là dải tần nhạy sáng. Vậy thì đây là gì và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ảnh của bạn?

Dynamic Range và ví dụ

Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range: DR) hay dải động là một dải biên độ thể hiện mức độ chênh lệch giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất của cảnh mà máy ảnh ghi nhận được. Vùng sáng nhất được mặc định là vùng màu trắng và vùng tối nhất được mặc định là vùng màu đen. Đơn vị dùng để đo khoảng Dynamic Range trong máy ảnh số là f-stop (Zone hoặc EV).

Có thể hiểu Dynamic Range giống như âm thanh và bạn cần thỏ thẻ nó với bạn của bạn. Âm thanh giống như “tín hiệu”. Khi tín hiệu quá thấp để phát hiện hoặc thiết bị của bạn có đầu ra quá thấp thì sẽ không bắt được tín hiệu và có thể gọi là nằm ngoài dải nhạy. Tương tự với dải tần nhạy sáng, phạm di dải tần nhạy sáng máy ảnh của bạn sẽ tương ứng với vùng sáng nhất và vùng tối nhất của cảnh mà máy có thể nhận được mà không làm mất thông tin ảnh.

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả
Máy ảnh lý tưởng là chiếc máy ảnh có khả năng chụp được cả vùng sáng lẫn vùng tối

Có lẽ bạn hay nghe đến từ Stop khi nhắc đến dynamic range. Đây là cụm từ mà hay được quảng bá với các máy ảnh, thường hay được đề cập là có phạm vi 13 hoặc 15 stops ánh sáng. Đây đôi khi là cách diễn đạt của tỉ lệ tương phản, ví dụ 10 stop khác biệt giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất với tỉ lệ tương phản là 1000:1. Một stop của ánh sáng đơn  giản là mô tả việc tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa lượng ánh sáng trong ảnh chụp. Nếu bạn tăng độ phơi sáng lên một stop, bạn sẽ tăng lượng ánh sáng trong ảnh lên gấp đôi. Stop kế tiếp sẽ tăng gấp đôi một lần nữa và kế tiếp là gấp 4, vì thế dải tần nhạy sáng của cảm biến là để nhắc bạn khoảng bao lâu bạn có thể tiếp tục tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa lượng ánh sáng này trước khi cảm biến không còn có thể ghi lại chính xác dữ liệu trong vùng sáng hoặc vùng tối tương ứng.

Luyện tập sử dụng dải tần nhạy sáng

Vậy thì làm cách nào để tránh trường hợp vùng sáng quá sáng và vùng tối thì lại quá tối. Đặc biệt là khi chụp phong cảnh thì ánh sáng ngẫu nhiên cũng như ánh sáng phản xạ rất phức tạp.

Đo sáng ánh sáng phản chiếu có nghĩa là bạn đang tính toán độ phơi sáng chính xác cho ánh sáng phản chiếu từ nguồn sáng (mặt trời, đèn flash, bóng đèn) khỏi đối tượng. Ngược lại, nếu bạn đo ánh sáng ngẫu nhiên, bạn đang đo sáng cho chính nguồn sáng. Điều này tạo ra sự khác biệt khi cố gắng giữ lại chi tiết trong cảnh. Khi đo sáng cho phần tối hoặc cho ánh sáng phản chiếu, có khả năng vùng sáng sẽ bị mờ nếu ánh sáng ngẫu nhiên quá cao để cảm biến ghi lại. Nếu đo ánh sáng ngẫu nhiên, chẳng hạn như bầu trời vào một ngày nắng, bạn có thể thấy rằng các phần vùng tối sẽ bị hỏng.

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả
Vùng sáng trên bầu trời mất nhiều chi tiết để thu được hình ảnh cánh rừng bên dưới
Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả
Vùng sáng trên bầu trời được chi tiết nhưng cánh rừng bên dưới thì quá tối

Ví dụ đo sáng ảnh trên: Nếu background là bầu trời thì sẽ sáng hơn gương mặt chủ thể đến 16 stop, nhưng dải tần của máy ảnh chỉ 14 stop mà thôi. Lúc này bạn sẽ phải chọn mất chi tiết và các thứ trên bầu trời, hoặc chọn mất đi các chi tiết trên gương mặt.

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

Thông thường chúng ta thích một bầu trời trong veo, sáng sủa để chụp ảnh nhưng với những người chụp ảnh cưới họ sẽ chọn bầu trời u ám nhưng đủ sáng nhiều hơn. Vì bầu trời này sẽ giảm bớt dải tần nhạy sáng của khung cảnh và cũng làm cho ánh sáng bớt rắc rối hơn phục vụ tốt cho công việc của họ. Lúc này các bức ảnh vẫn sẽ có vùng sáng đủ trên cả bầu trời và gương mặt của chủ thể.

Nếu bạn không có khả năng kiểm soát ánh sáng ở nơi chụp thì có thể sử dụng phương pháp chụp HDR, đây là phương pháp chụp cùng một cảnh ở nhiều độ sáng khác nhau rồi kết hợp lại để có thể cho ra dải tần rộng hơn. Bằng cách kết hợp lại bạn sẽ có thể giữ được nhiều chi tiết hơn. Dưới đây là ví dụ:

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

Trong nhiếp ảnh, dải tần cao hơn sẽ cho phép tỉ lệ tín hiệu với nhiễu(signal-to-noise) cao hơn. Đây là vấn đề quan trọng khi chụp ảnh thiếu sáng, nhất là với bộ môn chụp thiên văn khi mà các ngôi sao tạo ra ít tín hiệu ánh sáng hơn so với nhiễu thấp của cảnh hoặc máy ảnh tạo ra.

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

Nếu không có đủ khẩu độ hoặc tốc độ màn trập, máy ảnh sẽ chỉ cần cố gắng khuếch đại cả tín hiệu và nhiễu để có được hình ảnh có thể sử dụng được. Tuy nhiên lúc này nhiễu ảnh sẽ rõ ràng hơn trong ảnh và nếu có cảm biến máy ảnh với dải tần nhạy sáng cao hơn sẽ giảm lượng nhiễu tương ứng với tín hiệu, do đó mang lại hình ảnh rõ nét hơn trong các loại tình huống này.

Film và kĩ thuật số

Yếu tố dải tần nhạy sáng này nếu áp dụng vào film và kĩ thuật số sẽ như thế nào? Đây là nguyên tắc phơi sáng cơ bản cho từng loại: “Khi chụp film, hãy đưa thước đo sáng về bên trái. Khi chụp kĩ thuật số hãy đưa thước đo sáng về bên phải”.

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

Lời khuyên này dựa trên việc các phương tiện ghi nhận và giữ lại ánh sáng khác nhau. Với film thì chúng giữ lại chi tiết vùng sáng tương đối tốt hơn cảm biến kỹ thuật số. Nếu bạn đưa thước đo sáng về bên trái, đo sáng khu vực vùng tối thì bạn sẽ có thể giữ lại một chút chi tiết vùng sáng khi hậu kì. Thông thường nhiều cuộn phim có thể giữ được ở mức chi tiết vùng sáng ở +8EV hoặc +10EV trên các giá trị độ sáng của vùng tối, vì vậy, điều này giúp giữ lại chi tiết vùng tối và vùng sáng tốt hơn so với phơi sáng ở bên phải.

Nếu chúng ta phơi sáng để lấy vùng sáng với film thì có trường hợp chi tiết vùng tối sẽ bị mất vì film không đưa được vùng tối nổi bật lên. Lúc này thì -4EV có lẽ là mức thấp nhất mà film có thể lấy được chi tiết vùng tối.

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

Với cảm biến kĩ thuật số thì việc đưa thanh đo sáng về bên phải sẽ giúp giữ được chi tiết vùng sáng, vì các cảm biến này có thể giữ tốt chi tiết vùng tối hơn (một số có thể giữ đến -10EV) và giữ chi tiết vùng sáng chỉ khoảng +4EV. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét không chỉ tổng dải tần nhạy sáng mà còn xem đến khả năng linh hoạt xử lý trong dải đó của phương tiện mà bạn chọn là film hay kĩ thuật số.

Một số yếu tố khác cần cân nhắc

Bên cạnh các yếu tố trên thì RAW và JPEG cũng là thứ cần cân nhắc. File RAW sẽ lưu trữ được nhiều thông tin và cả dynamic range nữa. Lúc này khi hậu kỳ bạn sẽ có thể giữ được nhiều chi tiết vùng sáng và vùng tối hơn. Khi khung cảnh có dải tần nhạy sáng cao thì sẽ có công cụ để giúp nâng giới hạn của cảm biến, đó chính là ND filter, bạn đọc có thể xem thêm ở bài biết bên dưới:

Dynamic Range trong nhiếp ảnh là gì? Cách sử dụng dải tần nhạy sáng này hiệu quả

Vậy dynamic range nào mà bạn cần?

Theo ước tính thì mắt người có đến 21 stop dynamic range nên chúng ta luôn thấy tốt hơn những gì mà máy ảnh thấy được. Các máy ảnh cao cấp và hiện đại ngày nay có thể có tối đa 12 đến 15 stop, nên vì thế nếu có điều kiện kinh thế thì việc lựa chọn các máy ảnh mới nhất và tốt nhất luôn là sự lựa chọn hợp lý. Các máy ảnh này sẽ cho bạn dải tần nhạy sáng rộng và đáp ứng được nhiều công việc hơn.

NguồnPetapixel

Tin liên quan