Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện

WinWinTeam

WinWinStore – Gần như 100% các bức ảnh chụp đều phải qua quá trình hậu kỳ, nhưng không phải chỉ cần chụp và đem về xử lý là xong mà bạn phải lên kế hoạch chụp và chỉnh sửa khi thực hiện bức ảnh.

Không thể thừa nhận rằng việc kéo các thanh trượt, thay đổi các thông số khi hậu kỳ ảnh rất thú vị. Chúng ta ngay từ khi khởi đầu đều rất thích thử kéo các thanh trượt cho đến khi tổ tiên mách bảo rằng “đẹp!”, nhưng nếu nhìn lại thì hầu như chúng ta không biết rằng mình đang làm gì và “tại sao lại chỉnh thông số đó?”. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một số nhiếp ảnh gia có thể ngay lập tức thay đổi thông số và đưa ra các bức ảnh đẹp mà ít khi phải “thử nghiệm” các thanh trượt và số liệu trong phần mềm hậu kỳ hay không? Điều này không quá ngạc nhiên vì thường trong đầu họ đã có các thông số mẫu ngay từ khi bức ảnh được chụp.

Đôi khi chúng ta cho rằng mình thiếu đi các kĩ năng chỉnh sửa hay các kiến thức chuyên sâu, nhưng thực tế không phải vậy mà là chúng ta đang thiếu “cái nhìn tổng quan” về việc chúng ta đang làm, hay hiểu đúng hơn là chúng ta muốn bức ảnh nó sẽ như thế nào. Chính xác hơn thì chúng ta vẫn chưa lên kế hoạch trước, tưởng tượng trước bức ảnh như thế nào mà đã đi vào chỉnh sửa ngay.

Quá trình hậu kỳ đều phụ thuộc vào cảm xúc và khẩu vị của bạn, không có luật lệ nào cả nhưng bài viết này sẽ chia sẻ công thức ACDC: A – Analyze | C – Cropping | D – Distractions | C – Colors & Tones để bạn có thể từ đó phát triển ra một bức ảnh đẹp. Công thức này về cơ bản là một quá trình phát triển ảnh đơn giản để bạn bắt nhịp với cách chỉnh ảnh cơ bản. Dưới đây là ví dụ từ tác giả bài viết:

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện

Bức ảnh được chụp bởi Fujifilm GFX 50R với ống kính Fujinon GF32-64mm F4 zoom. Đây là ống kính góc rộng tiêu chuẩn với tiêu cự 27mm.

Tác giả thường phân tích tổng thể bức ảnh để xác định xem đâu là sự ấn tượng của ảnh, điểm mạnh trong bức ảnh và điểm yếu của nó. Dựa trên ảnh dưới đây mà tác giả nêu ra và từ đó sẽ bắt đầu lên kế hoạch hậu kỳ:

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện

Điểm tập trung là gì? Tỷ lệ khung hình của ảnh phải là bao nhiêu? Độ phơi sáng như thế nào? Chất lượng của ánh sáng như thế nào?

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện
Hướng ánh sáng

Có nên thêm độ tương phản tổng thể hay một vài vị trí? Màu sắc nào mà bạn muốn nó nổi bật?

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện

Có điểm nào gây mất tập trung hay không?

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện
Quá nhiều vùng trời, khi hậu kỳ sẽ loại bỏ đi bằng công cụ crop

Mục đích cho bức ảnh là gì? Thành quả mong muốn sau khi hậu kỳ bức ảnh phong cảnh này là gì?

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện
Ảnh gốc -> một bức ảnh mang không khí khu vực bắc âu lạnh giá, ánh sáng ấm áp và thanh bình. Tông màu nên lạnh và màu sắc hơi nhạt một chút để tạo nên cảm giác khu vực phía bắc

Sau khi đã xác định xong tổng thể kế hoạch hậu kỳ, bắt tay vào và tiến hành thôi.

Hậu kỳ ảnh chụp phong cảnh: Vì sao bạn cần lên kế hoạch khi thực hiện

Hãy nhớ là các bước ở trên dù trông có vẻ đơn giản, nhưng đừng nên bỏ qua một bước nào cả. Đây là những bước cơ bản để định hình và hậu kỳ một bức ảnh phong cảnh đẹp. Đồng thời nó cũng giúp định hình bức ảnh thành phẩm của bạn, vì thế đừng nên bỏ qua bất kỳ bước nào, hãy luyện tập nhiều hơn. Không hề có một đường tắt nào đến sự thành công và một bức ảnh đẹp không thể hậu kỳ qua loa được, dưới đây là video của tác giả để bạn đọc có thể xem thêm:

Cuối cùng, không phải bức ảnh nào cũng đẹp và công thức ở trên cũng không đảm bảo bạn sẽ có ảnh đẹp. Nó sẽ giúp bạn có một bức ảnh tốt hơn và phần còn lại là ở bạn tập luyện mỗi ngày.

Tin liên quan