Nhóm sinh viên gửi Insta360 X3 lên cao hơn 32km để ghi hình Trái Đất

WinWinTeam

WinWinStore – Một nhóm sinh viên đã gắn camera Insta360 X3 lên quả khí cầu, thả nó bay lên cao hơn 32km để ghi hình Trái Đất ở góc nhìn 360 độ độc đáo.

Insta360 đã hợp tác với chương trình hàng không vũ trụ Karman Space Program (KSP) của các sinh viên để cùng phát triển các tên lửa tái sử dụng. Nhiều dự án của KSP đã sử dụng camera Insta360 để ghi hình Trái Đất ở trên cao phục vụ cho mục đích phát triển. Trong số đó có sử dụng khinh khí cầu thuộc dự án Project Eclipse gần đây với camera Insta360 X3.

Nhóm sinh viên gửi Insta360 X3 lên cao hơn 32km để ghi hình Trái Đất

Insta360 đã phỏng vấn nhóm KSP này, khi được hỏi về mục tiêu đằng sau dự án họ cho biết: “Chương trình với mục tiêu chính là nghiên cứu và phát triển các công nghệ không gian để cải thiện cuộc sống trên Trái đất. Hiện tại, KSP đang phát triển tên lửa có thể tái sử dụng, dự định trở thành nhóm do sinh viên lãnh đạo đầu tiên phóng tên lửa có thể tái sử dụng qua Karman Line. Nó được thành lập bởi năm sinh viên kỹ thuật tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn và được giám sát bởi năm học giả hàng đầu để tạo ra một hệ sinh thái kỹ thuật với mục tiêu chung là du hành vũ trụ bền vững và dễ tiếp cận trong tương lai“.

Hiện tại KSP đã phóng được Nebula là một tên lửa của nhóm, cùng với Eclipse là khí cầu cao độ. Eclipse gắn camera Insta360 X3 và mang theo các hệ thống điện tử hàng không để thử nghiệm. Nhóm KSP cũng đang chuẩn bị phóng một tên lửa thử nghiệm khác, X-Calibur và một tên lửa hai tầng, Orion. Với dự án Eclipse lần này không dùng tên lửa mà dùng khí cầu, nhóm đang hướng tới giải pháp xanh hơn cho kỷ nguyên khám phá vũ trụ trong tương lai.

Chia sẻ thêm về Insta360, KSP cho biết: “Với các camera 360 độ hàng đầu của Insta360, chúng tôi quyết định gắn chiếc Camera Insta360 X3 của họ lên khí cầu để ghi hình lại những thước phim tuyệt đẹp về hành tinh Trái Đất của chúng ta, từ một góc nhìn độc đáo hơn. Đoạn phim thật sự rất tuyệt vời, chúng tôi có thể có được cái nhìn toàn cảnh về đường chân trời và điều chỉnh lại nó theo ý muốn. Đồng thời với camera 360 độ, quả bóng bay phát nổ camera vẫn ghi lại được hình ảnh toàn cảnh quá trình để nghiên cứu“.

Camera Insta360 X3 cho phép ghi hình Trái Đất khi khí cầu Eclipse đạt độ cao lên đến 26km, giúp nhóm KSP ghi lại rất nhiều tư liệu, từ cảnh cất cánh cho đến khi khí cầu nổ tung và dù được bung ta. Đồng thời thước phim cũng có thể được xem với thiết bị VR đem đến sự trực quan cho công đoạn nghiên cứu.

Nhóm sinh viên gửi Insta360 X3 lên cao hơn 32km để ghi hình Trái Đất

Khả năng chống nước và hoạt động ở nhiệt độ thấp của thiết bị cho phép chúng tôi gắn nó vào vị trí đặt bên ngoài khoang chứa, không cần phải thêm phụ kiện gì cả. Hoạt động tốt ở nhiệt độ -40 độ C và độ ẩm cao của các đám mây, camera Insta360 X3 đã giúp ghi hình được tốt ở độ cao này” – KSP cho biết thêm.

Sắp tới nhóm dự định sẽ gắn Insta360 X3 lên tên lửa X-Calibur và hiện vẫn đang nghiên cứu để gắn nó lên mà không ảnh hưởng đến khí động học.

Nhóm sinh viên gửi Insta360 X3 lên cao hơn 32km để ghi hình Trái Đất

Camera Insta360 X3 hiện đang được bán tại WinWinStore với giá 11,550,000 VND cùng với các sản phẩm khác của Insta360. Chi tiết xem thêm tại đây:

NguồnPetapixel

Tin liên quan