Trò chuyện cùng Sigma: “Tất cả nhân viên phải tôn trọng, chỉ dạy và khích lệ lẫn nhau”

WinWinTeam

WinWinStore – CEO Kazuto Yamaki của Sigma đã có một buổi phỏng vấn, trò chuyện với DPreview nói về tầm nhìn tương lai của công ty về hai mảng kinh doanh là sản xuất ống kính và sản xuất máy ảnh, nói về những thứ trong thời điểm Covid-19 và nói về tương lai sẽ ra sao đối với Sigma.

Lần cuối chúng ta trò chuyện là hồi tháng 3 năm 2020, trước khi COVID trở thành đại dịch toàn cầu và ông nói rằng doanh số máy ảnh fp khởi đầu tốt đẹp nhưng giảm, vậy thì hiện tại doanh số fp và fp L thay đổi như thế nào tới hiện tại?

Tình hình vẫn không thay đổi nhiều, doanh số bạn tại Nhật Bản ổn và doanh số ở Trung Quốc khá tương đồng, nhưng doanh số toàn cầu còn lại thì fp vẫn không tốt. Còn về fp L thì mới ra mắt nên chúng ta phải chờ một thời gian.

Ông có biết có bao nhiêu người dùng chụp ảnh mua máy ảnh fp so với những người dùng quay phim không?

Tại Nhật thì hầu hết doanh số là từ người dùng chụp ảnh, tuy nhiên tôi tin là một số đang bắt đầu quay phim với fp. Đây là chiếc máy ảnh khá hữu dụng và dùng rất thích, không quá nặng tay và dễ mang đi khắp mọi nơi.

Khi fp ra mắt ở Mỹ thì tính năng quay video của máy được tập trung vào quảng bá, vậy thì đó có phản ánh một nỗ lực có chủ ý của ông, của Sigma nhằm phục vụ thị trường làm phim ở Mỹ không?

Đó không phải là chủ ý của tôi, chúng tôi muốn quảng bá fp là máy ảnh quay video thay vì máy ảnh chụp ảnh, nhưng trái với tại Nhật Bản thì nó được xem như là máy ảnh quay video nhiều hơn. Tôi nghĩ đó là vấn đề về cộng đồng.

Chúng tôi chưa bao giờ định nghĩa khách hàng cho những chiếc máy ảnh fp, họ muốn sử dụng chúng như thế nào là thuộc về họ và tôi tin đây chính là tương lai của những chiếc máy ảnh. Hiện tại vấn đề với nhiếp ảnh tĩnh là cảm biến đọc khá chậm, nhưng hai năm trở lại tôi dùng máy ảnh fp thì không có vấn đề gì về cách tôi chụp. Trong tương lai, hầu hết máy ảnh sẽ không có màn trập cơ học và sẽ có cấu trúc như máy ảnh fp, đây là tương lai của máy ảnh tôi tin là vậy, khi đó người dùng sẽ quyết định sử dụng chúng như thế nào.

Ngoài ra nếu cân nhắc thì tôi thấy người dùng chụp ảnh có tiềm năng nhiều hơn là người dùng quay video, nhưng đây chỉ là về quy mô thị trường mà thôi.

Trò chuyện cùng Sigma: "Tất cả nhân viên phải tôn trọng, chỉ dạy và khích lệ lẫn nhau"

Liệu kinh nghiệm chế tạo ra fp và fp L của Sigma có giúp công ty có lợi thế ban đầu khi lập kế hoạch cho các máy ảnh trong tương lai, khi các cảm biến nhanh hơn có sẵn không?

Hi vọng là vậy, nhưng lịch sử cho thấy không nhất thiết phải như vậy, tôi tin là nhiều công ty lớn hơn sẽ sản xuất các máy ảnh tương tự và chiếm phần lớn thị trường.

Bây giờ dòng sản phẩm fp đang được thiết lập, điều quan trọng đối với Sigma khi được xem là nhà sản xuất máy ảnh cũng như là nhà sản xuất ống kính như thế nào?

Nó rất quan trọng, chúng tôi có một lượng lớn kĩ sư đang làm việc và chúng tôi cũng đầu tư nhiều vào kinh doanh máy ảnh, như vậy nó rất quan trọng với chúng tôi, với Sigma khi được xem là một nhà sản xuất máy ảnh. Ngoài ra tôi cũng tin những chiếc ống kính chính là mảnh ghép quan trọng cho nhiếp ảnh, còn mọi người thường quan tâm đến máy ảnh nhiều hơn.

Ông nghĩ sao về việc điểm bán hàng độc nhất của Sigma hiện tại với tư cách là nhà sản xuất máy ảnh?

Tôi hi vọng là người dùng có thể thử fp và fp L để khám phá chúng, biết được chúng sử dụng rất vui. Những chiếc máy ảnh này rất nhỏ, rất dễ để mang đi bất cứ đâu và rất dễ dùng. Một chiếc máy ảnh nhỏ đem đến sự khác biệt khi chụp ảnh thực tế và tôi tự bản thân mình đã trải nghiệm nó trong 2 năm vừa qua với fp, và đó là những gì mà khách hàng của dòng máy fp đang được trải nghiệm.

Trò chuyện cùng Sigma: "Tất cả nhân viên phải tôn trọng, chỉ dạy và khích lệ lẫn nhau"

Liệu ông có thể cho chúng tôi biết về tiến độ kế hoạch máy ảnh full frame Foveon mới? Ông có nghĩ rằng nó sẽ được ra mắt trong năm 2021 này hay không?

Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển cảm biến, hầu như đây là giai đoạn thực hiện bởi kĩ sử của Sigma. Sẽ mất kha khá thời gian để có được nguyên mẫu của cảm biến 3 lớp X3 và cần phải xem xét để chuyển qua bước tiếp theo. Tôi không nghĩ là trong năm nay sẽ có sản phẩm để trưng bày, có thể là 2022 hoặc 2023 và chúng tôi chưa rõ những thách thức hay vấn đề kĩ thuật nào đang chờ.

Liệu chúng ta có thể mong đợi công nghệ lấy nét tự động nhanh hơn như motor tuyến tính trên các ống kính Sigma tương lai?

Có, đó là một trong những thách thức kĩ thuật mà bất kỳ nhà sản xuất nào cũng sẽ gặp phải. Nói chung là nếu motor có mô-men xoắn cao hơn và nhiều công suất hơn, thì động cơ sẽ chậm hơn. Nếu có mô-men xoắn ít hơn có thể chuyển động nhanh hơn. Vì vậy, đó là sự đánh đổi giữa sức mạnh và tốc độ. Sigma đã sử dụng động cơ tuyến tính trong một số ống kính, nhưng việc tìm kiếm động cơ lý tưởng cho ống kính máy ảnh không gương lật vẫn còn nhiều thách thức.

Không chỉ motor mà thiết kế quang học cũng sẽ tạo sự khác biệt, tổng quát là motor càng lớn và càng nặng sẽ cho phép chất lượng quang học tốt hơn nhưng sẽ làm chậm tốc độ lấy nét tự động, nhất là lấy nét tự động liên tục. Nếu chúng tôi muốn đạt được 2 thứ là tốc độ lấy nét nhanh và chất lượng ảnh tối đa thì motor sẽ to hơn và không nhét vừa ống kính. Đây là vấn đề chung của tất cả các nhà sản xuất, đó là làm sao tạo ra hệ thống lấy nét trong ống kính nhỏ và nhẹ hơn.

Khi thiết kế ống kính dành riêng cho ngàm DSLR thì Sigma tạo ra chúng chủ yếu để chụp ảnh tĩnh. Rõ ràng là điều đó đã thay đổi ở hiện tại, ống kính dành cho máy ảnh không gương lật cũng phải được thiết kế cho người dùng video. Điều đó ảnh hưởng đến thiết kế của công ty như thế nào?

Đây là một sự thay đổi lớn trong triết lý thiết kế, thậm chí là tạo ra ống kính cho mirrorless. Nếu chúng tôi tập trung vào nhu cầu của người dùng chụp ảnh tĩnh thì chỉ chần thiết kế tương tự như dòng ống kính cho DSLR. NHưng đó không phải là ý tưởng tốt về góc nhìn cũng như lấy nét tự động liên tục hoặc quay video. Nên vì thế chúng tôi cần phải đạt sự cân bằng giữ nhu cầu chụp và quay video.

Tốc độ lấy nét, độ chính xác khi lấy nét và chất lượng quang học, đặc biệt là khi lấy nét gần đều ảnh hưởng bới những quyết định này. Thông thường thiết kế quang học bắt đầu với việc đạt được chất lượng quang học ở vô cực, chất lượng quang học thường suy giảm khi khoảng cách lấy nét càng gần.

Nếu chúng tôi sử dụng hệ thống lấy nét hơn, chứa nhiều thấu kính và thành phần như những thiết kế ống kính cho DLSR, chúng tôi có thể duy trì hiệu năng quang học tốt khi lấy nét gần. Nhưng nếu dùng 1 hoặc 2 thành phần cho hệ thống lấy nét, hiệu năng quang học có thể bị giảm khi lấy nét gần, Nên như vậy có sự đánh đổi giữa tốc độ lấy nét và độ chính xác lấy nét và hiệu năng quang học, nhưng tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một giai đoạn chuyển tiếp.

Khi mà chúng tôi chỉ có ống kính cho DSLR, chúng tôi không quan tâm đến những thứ này, hầu hếu các nhà sản xuất sử dụng hệ thống lấy nét lớn để có hiệu năng quang học tối đa. Hiện tại tất cả đều phải cân bằng tốc độ lấy nét, độ chính xác và hiệu năng quang học. Chúng ta hiện đang trong giai đoạn chuyển từ DSLR sang mirrorless và nhiều công nghệ sẽ cải thiện và giải quyết những vấn đề này trong tương lai, loại bỏ sự đánh đổi. Motor lấy nét là yếu tố kĩ thuật quan trọng nhất để vượt qua những vấn đề này.

Trò chuyện cùng Sigma: "Tất cả nhân viên phải tôn trọng, chỉ dạy và khích lệ lẫn nhau"

Trong thiết kế ống kính DSLR, Sigma có thường dùng động cơ điện (ring-type motor) không?

Có, chúng là động cỡ có  mô-men xoắn cao nhất. Nhưng những động cơ này không lý tưởng để quay video chẳng hạn, vì chúng giống như những chiếc ô tô chạy xăng truyền thống. Chúng bắt đầu chậm, sau đó di chuyển nhanh chóng đến tốc độ tối đa rất cao, và sau đó bạn phải giảm tốc độ động cơ lại dần dần cho đến khi dừng lại. Nhưng với động cơ tuyến tính, chúng giống như xe điện của Tesla, khởi đầu nhanh và dừng lại nhanh.

Vậy có nghĩa là động cơ tuyến tính và động cơ bước cho khả năng lấy nét chính xác hơn?

Đúng vậy

Liệu ông có thể cập nhật tình hình về hỗ trợ cho Canon RF và Nikon Z không?

Tôi nhận thấy có nhiều khách hàng yêu cầu hỗ trợ ngàm RF từ Canon và Z từ Nikon. Chúng tôi cũng hi vọng vậy với tư cách là nhà sản xuất ống kính và mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ nhiều ngàm nhất có thể. Chúng tôi hiện vẫn đang bàn bạc và nghiên cứu.

Thách thức nào trong việc phát triển ống kính cho ngàm mới? Thách thức về kĩ thuật hay về khả năng của Sigma?

Kĩ thuật là thách thức và rất hay gặp, nhưng chúng tôi luôn vượt qua các vấn đề này nếu chúng tôi chỉ định kĩ sư tập trung vào đó. Với ngàm mà có thị phần nhỏ, thật khó để duy trì nguồn cung ra các thị trường. Ví dụng chúng tôi dừng sản xuất ống kính cho ngàm Pentax vì không thể sản xuất chúng mỗi tháng, cần phải có thời gian. Điều đó tạo ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung khá thường xuyên, làm phát sinh các phàn nàn của khách hàng. Rất khó để duy trì hoạt động sản xuất ống kính có thị phần nhỏ như vậy.

Giả sử đối với ống kính A, chúng tôi sản xuất 500 chiếc mỗi tháng. Ống kính B, 1000 chiếc mỗi tháng và ống kính C, 3000 chiếc mỗi tháng. Nhưng ống kính D, ví dụ như Pentax, có thể chỉ 50 chiếc mỗi tháng. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất lên rất nhiều, vì vậy chúng tôi không thể làm điều đó. Chúng tôi cần tăng sản lượng lên đến – ví dụ – 500. Nhưng sau đó sẽ có rất nhiều hàng tồn kho, mất thời gian phân phối ra thị trường và hàng tồn kho không bán được sẽ rất tốn kém. Sau đó khi hàng tồn kho được bán, chúng tôi lại bị thiếu hụt nguồn cung và khách hàng phàn nàn. Đó là sự thất vọng lớn của tôi khi chúng tôi phải từ bỏ ngàm Pentax và cảm thấy rất tiếc cho những người muốn chúng tôi tiếp tục sản xuất, nhưng chúng tôi phải đưa ra quyết định này.

Trò chuyện cùng Sigma: "Tất cả nhân viên phải tôn trọng, chỉ dạy và khích lệ lẫn nhau"

Từ góc nhìn của ông về kinh doanh của Sigma, ngàm ống kính nào quan trọng nhất mà công ty đang hỗ trợ?

Từ góc nhìn kinh doanh thì ngàm EF của Canon và ngàm E của Sony, cả về doanh số lẫn số lượng. Tuy nhiên, doanh số bán ống kính DSLR đang giảm mạnh ở nhiều quốc gia, do không có nhiều máy ảnh DSLR mới được ra mắt. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ngàm cho máy ảnh không gương lật sẽ ngày càng quan trọng hơn trong tương lai gần.

Đã có những ý kiến về việc ống kính đang ngày càng đắt hơn? Có đúng không và lý do?

Đúng, có hai lý do

Đầu tiên là nhu cầu khách hàng đang dần chuyển từ ống kính giá rẻ hợp túi tiền, hiệu năng thấp sang ống kính cao cấp và hiệu năng cao hơn. Vì thế mà giá bán trung bình những năm gần đây tăng lên. Đồng thời các sản phẩm ở phân khúc thấp hơn hiện tại không có nhiều tên tuổi nên chúng không bán được với số lượng lớn.

Thứ hai là vì yêu cầu của người dùng ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi hiệu năng lẫn chất lượng và kiểm tra từng chi tiết trên ống kính, điều này buộc phải đáp ứng được những đánh giá khắt khe của họ và như thế giá thành sản xuất tăng thêm để chúng tôi kiểm tra và đánh giá chất lượng mọi mặt kĩ hơn.

Khi nghĩ về tương lai thì ông có lo lắng gì không?

Có nhiều nguy cơ với Sigma, bao gồm cả các thảm hoạ tự nhiên. Chúng tôi gặp nhiều động đất ở Nhật Bản và còn có cả núi lửa ở gần công ty. Nhưng nguy cơ lớn nhất chính là xung đột trong công ty và nếu như vậy, chất lượng sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nên chúng tôi luôn giữ văn hoá tốt trong công ty, tôn trọng, làm việc và hợp tác với nhau.

Vậy thì ông đang làm gì để đảm bảo Sigma lớn mạnh và thành công?

Tôi có trách nhiệm lớn với Sigma vì tôi là chủ sở hữu, đồng thời kinh doanh và cả nhân viên nữa. Thực tế là không hề dễ dàng và tôi luôn không thoải mái về tương lai. Ưu tiên của tôi là làm việc chăm chỉ hơn, làm những thứ tốt nhất trong khả năng và tôi tin rằng Sigma phải đem đến sản phẩm tốt nhất, hiệu năng tốt nhất và chất lượng tốt, cũng như độc đáo. Nếu tiếp tục như vậy thì khách hàng sẽ luôn lựa chọn và tin tưởng chúng tối. Nhờ thế mà tôi, công ty đều sẽ sống sót ở tương lai.

Trò chuyện cùng Sigma: "Tất cả nhân viên phải tôn trọng, chỉ dạy và khích lệ lẫn nhau"

Và đó là những gì mà Sigma, CEO của công ty là ông Kazuto Yamaki và DPreview đã chia sẻ.

Tin liên quan