Máy ảnh xuất xưởng giảm tới 30% trong 2 năm vừa qua, dự kiến phục hồi sớm nhất vào 2023

WinWinTeam

WinWinStore – Tình trạng thiếu linh kiện điện tử, trong đó đặc biệt là chip bán dẫn đang có những ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường máy ảnh. Theo thông báo của Nikkei rất nhiều dòng sản phẩm đang trong tình trạng khan hiếm hàng, các hãng không sản xuất đủ nhanh để đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Máy ảnh xuất xưởng giảm tới 30% trong 2 năm vừa qua, dự kiến phục hồi sớm nhất vào 2023

Dòng Canon EOS R3 được ra mắt vào tháng 11 năm ngoái nhưng có lẽ tới tháng 5 năm nay mới đến được tay người dùng, tức bị chậm trễ tới nửa năm, tình trạng này cũng gặp phải ở dòng máy ảnh chuyên nghiệp Nikon Z9. Giống như những báo cáo trước đây, tình hình tài chính đang có những dấu hiệu phục hồi  sau đại dịch nhưng mọi người lại không có sản phẩm để tiêu tiền. Ví dụ tại Nhật, lượng tiền tiết kiệm trong người dân ước tính vào khoảng 40 nghìn tỷ Yên nhưng sức mua vẫn không tăng nhiều. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại Mỹ, ít nhất là đối với việc mua máy ảnh.

Máy ảnh xuất xưởng giảm tới 30% trong 2 năm vừa qua, dự kiến phục hồi sớm nhất vào 2023

Nikkei cho rằng thời điểm các nhà sản xuất máy ảnh như Canon, Nikon và Sony đặt hàng chip bán dẫn cho tới khi họ nhận được vẫn còn cách xa nhau. Linh kiện được đặt từ tháng 10 năm ngoái có thể mất từ 5 tới 15 tuần để đến nhà máy, tạo hiệu ứng dây chuyền làm chậm thời gian người dùng nhận được sản phẩm cuối cùng.

Thị trường máy ảnh phải nói là đang gặp tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, khi một vài năm trước lượng máy ảnh và ống kính bán ra bị giảm do áp lực từ thị trường smartphone với hệ thống camera cải tiến nhanh chóng, nhưng giờ mọi người có hứng thú với việc mua sản phẩm này hơn thì lại không có hàng. Lượng máy ảnh xuất xưởng trong 2 năm vừa qua đã giảm 30%, một “đòn giáng” không hề nhẹ với các nhà sản xuất.

Hiện tại vẫn chưa thể nói một cách chắc chắn đến bao giờ tình hình mới được cải thiện. Theo các nhà chuyên gia thì sớm nhất là 2023 lượng chip bán dẫn mới tăng lên, các hãng mới có thể sản xuất bình thường trở lại.

Tin liên quan