F-Stop và T-Stop, sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong nhiếp ảnh

WinWinTeam

WinWinStore – Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến cụm từ F-Stop, nhưng T-Stop là gì và hai khái niệm này có sự khác biệt gì?

F-Stop là gì?

Hầu hết các nhiếp ảnh gia hoặc những người sử dụng máy ảnh đều đã quen với cụm từ F-Stop. Đây là tỉ lệ giữa tiêu cự ống kính trên đường kính đường tròn cổng vào của ánh sáng đi vào cảm biến (đường kính đường tròn được tạo ra bởi các lá khẩu). F-Stop sẽ quyết định lượng ánh sáng đi vào cảm biến và các con số khẩu độ F trên ống kính chính là F-Stop. Thông thường khẩu độ ống kính sẽ mở to khi con số sau chữ F nhỏ (F0.95, F2, F2.8,..) và sẽ khép nhỏ khi con số sau chữ F lớn (F9, F11, F22). Đây là chỉ độ khép mở khẩu của ống kính, sẽ là con số ảnh hưởng tới mức độ ánh sáng đi vào cảm biến và sẽ tác động tới bức ảnh sau cùng.

F-Stop và T-Stop, sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong nhiếp ảnh

Trên các ống kính sẽ hiển thị thông số F-Stop, tuy nhiên các thông số này thường chỉ là F2, F2.8, F4, F8,… Những thông số còn lại sẽ hiển thị trong màn hình camera.

F-Stop và T-Stop, sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong nhiếp ảnh

Tuy nhiên việc các ống kính có số F-Stop giống nhau, bằng nhau không có nghĩa là lượng ánh sáng đi vào cảm biến của hai ống kính bằng nhau. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố khác và quan trọng nhất vẫn là cấu tạo và cấu trúc của hệ thống thấu kính trong lens.

T-Stop là gì?

Nếu như F-Stop là tỉ lệ giữa tiêu cự ống kính trên đường kính đường tròn cổng vào của ánh sáng đi vào cảm biến, con số này trên mỗi ống kính là giống nhau nhưng như đã nói ở trên thì chúng không có nghĩa là lượng ánh sáng đi vào cảm biến bằng nhau. Lúc đây thì T-Stop sẽ là một con số chính xác hơn sau khi chuyển đổi với T là viết tắt của ‘Transmission’ (tạm dịch là: truyền qua). Nếu hai ống kính khác nhau có số T-Stop giống nhau thì sẽ cho lượng ánh sáng đi qua bằng nhau.

F-Stop và T-Stop, sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong nhiếp ảnh

Các thông số T-Stop có thể được tính bằng cách quy đổi từ F-Stop như sau:

T-Stop =  F-Stop / √ (hiệu suất truyền dẫn quang học)

Trong đó:

  • F-stop là tỉ lệ giữa tiêu cự và đường kính đườn tròn được tạo ra từ các lá khẩu
  • Hiệu suất truyền dẫn quang học (phần trăm lượng ánh sáng đi qua lens tới cảm biến)

Ví dụ như bạn có một ống kính 35mm F2, có hiệu suất truyền dẫn quang học là 75% thì T-Stop sẽ là T-stop= 2/√0.75 = 2.31, như vậy ống kính sẽ có ký hiệu là 35mm T2.3. Nếu các ống kính khác cũng có T-Stop bằng T2.3 thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến là như nhau.

T-Stop quan trọng như thế nào?

Nếu như F-Stop chỉ là để tham khảo và hiệu suất truyền dẫn của các ống kính cùng F-Stop là khác nhau, thì T-Stop với sự giống nhau sẽ đóng một vai trò quan trọng trong một số mục đích nhất định.

Ví dụ nếu như bạn chụp ảnh và thay ống kính, dù đã giữ nguyên các thông số như khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO nhưng ảnh cho ra với hai ống kính cùng F-Stop sẽ khác nhau (khác nhau có thể rất nhỏ khó nhận ra, nhưng sẽ có). Vì thế các ống kính F-Stop vẫn sẽ ổn cho nhu cầu chụp ảnh khi bạn có thể dành một chút thời gian ra thiết lập lại.

F-Stop và T-Stop, sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong nhiếp ảnh

Nhưng với các mục đích quay phim, sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các footage, đặc biệt khi quay phim sẽ thay đổi rất nhiều ống kính với tiêu cự khác nhau cho phù hợp cảnh quay thì các ống kính F-Stop sẽ khiến họ phải thay đổi thiết lập các thông số máy để cân bằng giữa các cảnh quay, đôi khi có thể còn không cân bằng được. Lúc này các ống kính T-Stop sẽ là lựa chọn tốt hơn. Các nhà làm phim lúc này sẽ chỉ cần giữ các thông số máy và chỉ cần thay đổi ống kính mà thôi. Mặc định lượng ánh sáng đi vào cảm biến sẽ là băng nhau, đơn giản hoá quá quá trình làm việc.

Đây chính là sự khác biệt giữa F-Stop và T-Stop.

Tin liên quan