Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

WinWinTeam

WinWinStore – Dải sản phẩm của Fujifilm có rất nhiều chiếc máy ảnh có kiểu dáng cổ điển và cách điều khiển truyền thống nhưng mang trong mình các công nghệ mới, bên cạnh đó Nikon gần đây cũng đã tung ra một chiếc Nikon Z fc có kiểu dáng hoài niệm nhưng nếu so sánh với Fujfifilm cụ thể là X-T30 thì đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Nikon Z fc là chiếc máy ảnh APS-C mới được Nikon ra mắt gần đây, thiết bị được thiết kế là một máy ảnh kĩ thuật số hiện đại dù mang trong mình kiểu dáng máy ảnh film. Tuy nhiên hiện tại chúng ta đã có Fujifilm, là thương hiệu cũng đã theo đuổi kiểu dáng cổ điển cho các dòng sản phẩm của mình với các công nghệ cao cấp, vậy thì nếu so sánh cụ thể hai chiếc máy ảnh  Nikon Z fc và Fujifilm X-T30 với nhau thì đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Vì sao so sánh hai thiết bị? Vì cả hai đều là máy ảnh có kiểu dáng SLR với cảm biến APS-C, cho hệ thống điều khiển có phần tương đồng và có những điểm giống với các máy ảnh cổ điển nhất. Fujifilm còn có máy ảnh X-S10, nhưng giá bán đắt hơn và là thiết bị được Fujifilm thay đổi thiết kế khác biệt cho trải nghiệm dùng khác nên chúng ta sẽ không cho vào bài so sánh này.

Điều khiển (các nút xoay)

Cả hai máy ảnh Z fc và X-T30 đều có một số điểm nổi bật, nhưng điều khiển thiết yếu trên máy ảnh SLR trước những năm 1980 chính là các nút xoay. Dần dần về sau các máy ảnh điện tử đã thay đổi bằng nút xoay trắng không đánh dấu để người dùng có thể thay đổi chức năng phù hợp. Hai chiếc máy ảnh của chúng ta có một khác biệt, theo đó X-T30 sẽ có nút xoay điều khiển tốc độ màn trập và thay đổi EV, hầu hết các ống kính ngàm X đều có vòng khẩu độ riêng. Trong khi đó Z fc cũng có vòng xoay tương tự nhưng có thêm vòng ISO, bù lại thì ống kính ngàm Z không có vòng khẩu độ (vẫn có một số ống kính có vòng xoay tuỳ chỉnh) nên hầu như bạn sẽ thay đổi khẩu độ bằng nút bấm.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Vòng xoay ISO của Z fc thì có cơ chế khoá có thể nhấn xuống để thay đổi thông số, ngoài ra thì vòng tốc độ màn trập cũng có chơ chế nhấn vào nhưng chỉ để dùng khi bạn muốn chỉnh khỏi mức 1/3, các thông số mode như X, T hoặc B.

Còn về X-T30, sự khác biệt cơ bản khác trong hoạt động của vòng quay số là X-T30 sử dụng các mặt số chuyên dụng để chỉ định chế độ phơi sáng, với máy ảnh bạn sẽ kiểm soát bất kỳ thông số nào có mặt số được đặt ở vị trí ‘A’ (Tự động). Ngược lại, Nikon có bộ chọn P, A, S, M riêng biệt ngoài các nút xoay và máy ảnh sẽ ghi đè vị trí quay số tốc độ màn trập nếu bộ chọn này được đặt ở vị trí Ưu tiên khẩu độ hoặc Program.

Điều khiển (Khác)

Một số điều khiển khác ngoài nút xoay chuyên dụng thì cả hai đều đều có nút xoay lệnh khác ở trước, sau và phía trên đỉnh máy ảnh có thể thay đổi chức năng. Khác biệt ở chỗ là nút xoay của X-T30 đều có thể nhấn được cho phép thêm chức năng khác. Trong khi đó thì Nikon không thể nhấn được nhưng lại to và cho phản hồi tốt hơn.

Cả hai máy ảnh đều có nút bấm kế bên viewfinder (AEL với X-T30 và AEL/AFL trên Z fc) có thể dùng như nút lấy nét phía sau. Fujifilm thì nút riêng chức năng AFL nhưng với Nikon thì gộp chung lại, là theo trải nghiệm thì tách biệt ra  AEL và AFL sẽ sử dụng tốt hơn.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Nhưng trong khi đó Z fc có kích thước lớn để có thêm 4 nút điều khiển, còn X-T30 thì chỉ có nút joystick lấy nét tự động mà thôi. Mặc dù nút joystick này khá tiện lợi nhưng vị trí đặt rất kỳ lạ.

Cầm nắm

Từ góc nhìn hiện đại thì cả hai máy ảnh đều có thiết kế khá bằng phẳng và về mặt công thái học, cả hai đều cho trải nghiệm cầm nắm chưa tốt khi bạn nắm trọn bằng các ngón tay xung quanh máy ảnh như những chiếc máy có grip cầm lướn. Tuy nhiên khi sử dụng bằng cách giữ máy ảnh giữa ngón cái và ngón giữa thì lại khá thoải mái, ngón trỏ thì để trên cao vận hành nút chụp lại thoải mái hơn rất nhiều. Đây có thể hiểu là cách sử dụng thường ngày chứ không như chuyên nghiệp hay cách thức truyền thống.

Với cách cầm này thì X-T30 cho cảm giác cầm tốt nhơn nhờ vào phần vỏ cao su gần báng cầm của máy, khi thêm ống kính nặng vào và bạn sẽ tự động chuyển cách đỡ máy ảnh sang ống kính, vì vậy việc thiếu báng kéo dài vẫn không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nhìn chung cả hai khi vừa bắt đầu trải nghiệm sẽ chưa thực sự thoải mái cho lắm và cần phải làm quen.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Về phía Fujifilm, nhà sản xuất có phụ kiện grip cầm gắn kèm và nếu bạn muốn dùng máy ảnh trong thời gian dài thì đây sẽ là phụ kiện cần có. Nikon cũng có phụ kiện grip cầm, nhưng sẽ chỉ bán vài khu vực nhất định mà thôi.

Auto ISO

Đáng cân nhắc tới yếu tố Auto ISO khi so sánh máy ảnh, Fujifilm X-T30 không có vòng xoay ISO nhưng Nikon lại đó, tuy vậy thì lại không có mục “Auto”. Có lẽ đây là nhược điểm của việc bắt chước thiết kế cổ điển, khi mà người dùng vẫn còn tập trung vào các thông số trong đó có ISO.

Với Fujifilm người dùng có thể thiết lập một nút xoay lệnh để điều chỉnh ISO, hoặc thiết lập nó vào một nút nhưng nói chung bạn có thể thiết lập 3 mức Auto ISO bằng cách truy cập vào thiết lập ISO trong menu cài đặt.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Với Nikon thì Z fc có cách triển khai Auto ISO phức tạp hơn trong số cả hai, với giới hạn tốc độ màn trập không chỉ đáp ứng với độ dài tiêu cự hiện tại (mà Fujifilm có thể làm) mà còn cho phép bạn điều chỉnh để sử dụng tốc độ nhanh hơn hoặc chậm hơn ở hai bên giới hạn này, tùy thuộc thông số bạn đang bù đắp cho chuyển động của đối tượng chụp hay để kiểm soát rung tay. Tuy nhiên trên nút xoay ISO không có mục Auto ISO mà bạn cần bật hoặc tắt qua Menu, hoặc thêm một thiết lập ISO tuỳ chỉnh tới My Menu và thêm vào nút chức năng. Khi bật Auto ISO, bất kể khi nào nút vặn ISO đạt mức thấp nhất thì máy ảnh sẽ dùng đến, nhưng gần như chúng ta sẽ để ở thiết lập cơ bản là ISO 100.

Viewfinders và flash

Cả hai máy ảnh đều có viewfinder khá giống nhau, có độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh với tấm nền OLED, độ phân giải khoảng 1024 x 768 pixel nhưng với quang học khác nhau ở phía trước tấm nền hiển thị nên trên Z fc viewfinder lớn hơn, có độ phóng đại 0.68x còn X-T30 thì chỉ 0.62x. mà thôi.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Cả hai viewfinder đều tương đối nhỏ, nắp viewfinder cũng khá nhỏ nên cần đưa sát vào mắt khi chụp để nhìn thấy toàn bộ hiển thị. Nhưng X-T30 viewfinder nhỏ hơn là để tích hợp flash cóc, còn Z fc thì lại không có flash.

Màn hình

Cả hai đều có khác biệt về màn hình, Z fc có màn hình xoay lật còn X-T30 chỉ có màn hình lật lên và xuống mà thôi. Nhưng cả hai màn hình đều có cảm ứng với chạm để lấy nét hoặc chạm để lấy nét và chụp. Bạn cũng có thể zoom ảnh khi xem lại nhưng với X-T30 màn hình của máy còn có nhiều tính năng hơn, như trượt sang các hướng để mở tính năng tuỳ chỉnh và chỉ có X-T30 cho phép trượt để di chuyển điểm lấy nét khi bạn đang ngắm qua viewfinder. Cả hai màn hình có thể tương tác nhanh với tuỳ chọn “Q” và “i” để mở menu nahnh nhưng Nikon sẽ cho phép lướt và chạm ở trên menu chính.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Lấy nét tự động

Nikon Z fc có khả năng lấy nét tự động tốt hơn Fujifilm X-T30 nếu bạn muốn theo dõi vật thể, tuy nhiên hệ thống hoạt động khá riêng biệt với phát hiện mắt/gương mặt và theo dõi chủ thể đặt riêng biệt thay vì tích hợp như các máy ảnh Canon và Sony, nhưng khi chọn đúng chế độ thì hoạt động rất tốt.

Fujifilm X-T30 bên cạnh đó ít nhanh và tốt bằng nhưng hệ thống nhận diện mắt và gương mặt hoạt động rất tốt, cũng như khả năng chung của nó để tập trung vào điểm bạn đã chọn. Nhưng khả năng theo dõi đối tượng của máy ảnh chưa tốt và tỉ lệ chính xác thấp hơn Nikon.

không đáng tin cậy và nói chung tỷ lệ truy cập của bạn có thể sẽ thấp hơn.

X-T30 có thể chụp nhanh hơn so với Nikon Z fc (20fps với màn trập điện tử) sẽ giúp đỡ trong một số trường hợp khi mà điểm AF đơn hoặc AF vùng được thiết lập. Fujifilm cũng làm cho việc chuyển chế độ lấy nét dễ hơn nhờ vào nút chuyển MF/AF-S/AF-C.

Chất lượng ảnh

Thực tế thì hai máy ảnh có chất lượng ảnh rất tốt, với Fujifilm dùng cảm biến mới hơn với các công nghệ mới hơn nhưng ảnh cho ra không chất lượng bằng về dynamic range hay hiệu năng thiếu sáng.

X-T30:

Z fc:

X-T30 với chip 26MP cho ảnh có chi tiết hơn một chút so với 20MP trên Z fc, Fujifilm còn có thêm bộ giả lập màu ảnh cho phép sáng tạo hơn và cả hai đều có thể cho phép xử lý file RAW trên camera với nhiều hiệu ứng khác nhau.

Quay video

Cả hai máy ảnh đều có thể quay video 4K30P với độ dài toàn bộ cảm biến, Fujifilm X-T30 thì có thể quay 4K DCI rộng hơn (4096 x 2160 pixel)  cùng với tỉ lệ 16:9 (3840 x 2160) UHD. Nhưng sẽ có giới hạn quay 10 phút ở 4K trên Fujifilm, sẽ là một hạn chế dành cho những ai ưa thích quay phim.

Giống như chụp ảnh thì Z fc có lấy nét tự động đa năng hơn khi quay video, dù vẫn chưa bằng chụp ảnh nhưng vẫn tốt hơn so với X-T30 khi mà chiếc máy ảnh từ Fujifilm không thể theo dõi vật thể khi quay phim. Lúc này bạn sẽ phải dựa vào phát hiện gương mặt nếu không muốn di chuyển điểm AF bằng tay.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

X-T30 có thể xuất video 10 bit và cho phép quay Log profile để hậu kỳ màu sắc tốt hơn, đặc biệt là máy có chế độ màu ‘Eterna’ và khả năng gắn thêm tai nghe để nghe âm thanh khi quay có lẽ sẽ tốt hơn so với Nikon.

Hai chiếc máy ảnh đều không có chống rung trong thân máy nên sẽ phụ thuộc vào chống rung trên ống kính nếu cầm tay để quay video.

Ống kính

Về các ống kính hiện nay cho cảm biến APS-C, X-T30 hiện đang có nhiều ống kính hơn với lựa chọn từ zoom cho đến một tiêu cự, từ giá tầm trung đến cao cấp với nhiều tiêu cự và đặc biệt là Tokina với Viltrox đang sản xuất các phiên bản giá thành tốt hơn. Ngoài ra Fujifilm có ống kính kit 18-55mm F2.8-4.0 OIS tốt nhất trong thế giới kit ở phân khúc của nó.

Còn về Z fc, máy ảnh có khả năng tương thích chéo và ngàm Z có thể dùng với các máy ảnh mirrorless từ Nikon, nghĩa là các ống kính vẫn đang ngày một lớn hơn. Z fc đi kèm với ống kit 28mm F2.8 hoặc ống zoom có thể thu gọn, nhìn chung là tương đối ổn với thiết kế cổ điển của máy hoặc bạn có thể dùng thêm adapter ngàm F để dùng thêm các ống kính DSLR.

Nikon Z fc và Fujifilm X-T30: Đâu là máy ảnh APS-C cổ điển tốt nhất?

Tuỳ thuộc vào cách bạn lựa chọn, có những ý kiến cho rằng việc có thể mua được các ống kính full frame ngàm Z sẽ giảm giá thành nâng cấp lên full frame về sau, còn về ngàm X của Fujifilm thì sẽ đa dạng về ống kính hơn để tiếp tục sử dụng sau này.

Tổng kết lại

Nếu chọn về thông số, cả hai máy ảnh đều không quá khác biệt và thậm chí hiệu năng cũng tương đồng, khả năng lấy nét tự động và khả năng quay video tốt hơn hay ảnh JPEG đẹp hơn cũng không thật sự đáng kể.

Fujifilm sẽ có giá bán thấp hơn so với Nikon và ống kit chất lượng sẽ giúp dễ tiếp cận hơn.

Tuy nhiên, mặc dù có một số sai sót xung quanh việc xử lý Auto ISO và giao diện lấy nét tự động không mượt mà, nhưng Nikon được cho là máy ảnh đẹp hơn để sử dụng. Máy ảnh được cho là đáng dùng hơn khi cầm dễ hơn và là một máy ảnh lớn để đảm bảo các nút điều khiển của nó không bị đè vào nhau, dễ thao tác.

Fujifilm X-T30 có thể có nhiều ống kính hơn, nếu bạn muốn lựa chọn thì vẫn tốt. Nhưng nếu ống kính của bạn có thể dùng trên Nikon Z fc thì đây sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Tin liên quan