Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

WinWinTeam

Trong bài viết này, hãy tiếp tục cùng WinWin Store tìm hiểu thêm một hạn chế rất đặc trưng nữa của drone, điều làm rất nhiều người dùng phải ám ảnh vì nó.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

Như đã biết, việc so sánh nhiếp ảnh trên không bằng drone và máy bay cánh bằng là điều rất khập khiễng. Tuy nhiên, trong loạt bài này, tôi vẫn làm điều này, mục tiêu là để các bạn nhiếp ảnh gia có thể biết về những điểm mạnh và điểm yếu của từng phương pháp, từ đó có thể lên lên kế hoạch chụp một cách cụ thể và khoa học.

Lần này, tôi sẽ nói đến một nỗi kinh hoàng của các phi công bay drone, đó là: Chúng rất dễ một đi, không trở lại!

Đối với những ngườ sở hữu và bay drone, va chạm là một phần của cuộc chơi. Mặc dù những chiếc máy bay này đang ngày càng tốt và an toàn hơn, chúng được trang bị cảm biến để giảm thiểu va chạm, được lập trình để bay về “nhà” khi bị mất kết nối với bộ điều khiển, nhưng chúng vẫn không mang đến được sự an tâm cho người sở hữu, thỉnh thoảng, vẫn có một vài chiếc drone bị rơi, một số khác thì hoàn toàn biến mất (theo nghĩa đen). Ví dụ như eo biển Glacier của Iceland hay vịnh Disko thuộc quần đảo Greenland, những nơi này được ghi nhận là nơi an nghỉ của rất nhiều các máy bay Phantom và Mavic trong vòng một thập kỉ qua. Một đồng nghiệp của tôi đã mất 2 – 3 chiếc Mavic gì đấy trong một lần chụp ảnh tại vịnh Disko. Thật khó tin!

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

Nhưng lí do ở đây là gì? Làm cách nào mà những chiếc drone cứ thế rơi xuống hay biến mất một cách bí ẩn? Nếu không phải là va chạm với động vật, hay bắn rơi có chủ đích, thì chỉ còn hai lý do chính: con người và trục trặc kĩ thuật. Một số trường hợp là cả hai.

Lỗi từ người điều khiển

Khi bắt đầu loạt bài này, tôi đã nhắc đến drone như những thiết bị “thông minh”. Chà, có lẽ nên là “khá thông minh” thì sẽ chính xác hơn. Bởi vì, những thiết bị này chỉ có thể hạn chế một cách tối thiểu lỗi từ người điều khiển, sau tất cả, chúng chỉ là những cỗ máy mà thôi.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

Một trong những khách hàng tham gia workshop của tôi đã làm mất một chiếc drone khi đang bay gần hồ. Vấn đề là cái hồ này là một đường hầm gió tự nhiên, không may thay, một chút gió lặng đã cổ vũ chúng tôi cho máy bay cất cánh. Ngay khi nhận ra gió bắt đầu thổi ngày một mạnh, tôi nhanh chóng hạ độ cao và ra hiệu cho khách hàng rút lui “chiến thuật”. Tuy nhiên vẫn có một anh chàng vẫn quyết định tiếp tục hành trình, gió bắt đầu dữ dội hơn, anh ta, thật ra là chiếc drone do anh ta điều khiển nhanh chóng mất thăng bằng. Sau một vài phút chống chọi, chiếc máy bay lật nhào xuống đất trong khi vẫn còn kết nối với bộ điều khiển.

DJI thiết lập một thông số trên bộ điều khiển, dùng để chỉ khoảng cách của thiết bị đã đi được bao xa từ “nhà”, con số này giúp ta có thể chủ động trong việc không đưa drone đi quá xa. Khách hàng thì bắt đầu đi theo chiếc drone nhằm kéo giảm khoảng cách từ bộ điều khiển đến máy bay, cuối cùng đến khi nhận ra nó đã yên nghỉ trên đỉnh núi bên kia hồ, tất cả đã quá muộn.

Bài học rút ra ở đây là gì? Thứ nhất, một khi bạn cảm thấy cơn gió đang ngày một mạnh hơn, đưa máy bay của bạn trở về sẽ là một hành động khôn ngoan. Thứ hai, nếu bạn mất thăng bằng, đừng để máy bay bị “cuốn theo chiều gió” nhé. Thay vào đó, cố hết sức đưa nó trở về điểm xuất phát, độ cao thấp đồng nghĩa với việc tác động của gió sẽ ít cực đoan hơn, vậy nên, trong trường hợp không thể đưa máy bay về nhà, hãy thử giảm độ cao, càng sớm càng tốt.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

“Mặt hồ xinh đẹp này toạ lạc ở một sa mạc thuộc Argentina, ở độ cao lớn nên những cơn gió nơi đây thổi rất mạnh, drone của tôi bị thổi dạt đi ngày càng xa và tôi phải bay ở chế độ thể thao mới có thể mang nó trở về an toàn. Một điều quan trọng là phải thật bình tĩnh. Điều tốt nhất bạn có thể làm là bay thật thấp, lúc này những cơn gió sẽ bớt hung hãn hơn và bạn có thể thu hồi chiếc máy bay yêu quý của mình một cách an toàn”. – DJI Mavic II Pro, 1/240s, f/9, ISO 100. Puna de Argentina


Một lỗi phổ biến khác khá dễ tránh đó là chủ quan về thời lượng pin. Bộ điều khiển của drone sẽ nhanh chóng thông báo khi dung lượng pin xuống dưới một ngưỡng nhất định (tất nhiên có thể điều chỉnh được). Mức mặc định của DJI là 30%, nhưng điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách từ chiếc drone đến điểm cất cánh. Khi pin của drone xuống thấp, nó sẽ lập tức thông báo với người chủ sỡ hữu rằng: “ Tôi sẽ quay về “nhà” trong vòng vài giây nữa”. Nhưng người điều khiển hoàn toàn có thể ngăn cản thiết bị của mình làm điều này, trong trường hợp anh ta hoặc cô ta muốn chụp thêm một vài tấm ảnh nữa.

Cuối cùng, khi dung lượng pin còn dưới 10% hoặc hơn, máy bay của bạn sẽ tự động tiến hành hạ cánh. Nhưng điều này cũng có thể không xảy ra nếu chủ sở hữu chủ động dùng cần điều khiển để giữ chiếc drone của mình tiếp tục ở trên không.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

Một người điều khiển drone “có nghề” sẽ có linh cảm khi nào nên đưa chiếc máy bay yêu quý của mình trở về. Trong điều kiện lý tưởng và đứng gió, và thiết bị của bạn đang bay rất thấp và gần với bộ điều khiển, thì không có lý do gì để đưa drone trở về khi dung lượng pin còn 30%, 20 % hoặc thậm chí 15%. Nếu bạn có khả năng hạ cánh một cách nhanh chóng, trong tất cả các trường hợp, hãy cứ bay đến khi pin chỉ còn lại 10%, đến lúc đấy việc trở về vẫn là chưa muộn. Nhưng, khi tình hình không lý tưởng như vậy, kinh nghiệm bay là cực kì quan trọng và việc dán mắt vào tình trạng pin là điều nên làm.

Tuỳ thuộc vào khoảng cách, độ cao và chủ yếu là tốc độ gió, mức pin cần thiết để hạ cánh an toàn có thể sẽ tăng lên đáng kể. Khả năng cao là bạn sẽ để lạc mất chiếc drone của mình đâu đó ở sa mạc nằm trên vùng cao nguyên của Argentina nếu buổi chụp chiều hôm đó bỗng dưng phải hứng chịu một cơn gió mạnh bất thường. Tôi đã từng trải qua điều này, gió ngược thổi với tốc độ cực cao và tay cầm báo về, mức pin chỉ còn 1%! May mắn thay, chiếc máy bay vẫn an toàn trở về.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

“Để có được bức ảnh cánh đồng đá tuyệt đẹp này, các nhiếp ảnh gia phải đối mặt với một tấn các vấn đề, drone đã bay đi quá xa, những cơn gió bất chợt nổi lên và cả mạo hiểm chụp thêm vài tấm ảnh với một viên pin sắp cạn”. – DJI Mavic II Pro, 1/25s, f/5.6, ISO 100. Puna de Argentina.


Tôi sẽ tổng hợp những lỗi liên quan đến vấn đề con người bằng câu chuyện gần đây tại một buổi workshop ở đảo Greenland. Nhóm của tôi đang chèo thuyền chầm chậm trong một vùng băng trôi thuộc vịnh Disko. Vì chúng tôi quyết định ở lại thắng cảnh này một lúc nên tôi cho chiếc drone của mình bay lên và chụp một vài tấm ảnh.

Khi pin gần cạn, tôi đưa chiếc máy bay của mình trở về. Nhưng tôi chợt nhận ra, thuyền trưởng đã đưa thuyền đi cách xa điểm cất cánh vài trăm mét, nên điểm hạ cánh định trước gần như vô dụng tại thời điểm này.

Hơn nữa, sự thật là chiếc thuyền này đang dạo chơi giữa hàng ngàn tảng băng trôi và nó còn có màu trắng nữa, điều này làm việc tìm kiếm trở nên bất khả thi. Tôi gần như không thể xác định được chiếc thuyền đã ở đâu và làm sao để quay trở lại đó. Sử dụng các tảng băng lớn làm điểm tham chiếu cũng vô ích, vì khoảng cách là rất lớn và không có cách nào để ước lượng khoảng cách từ màn hình của bộ điều khiển.

Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Một vài phút trôi qua và pin ngày một cạn kiệt. Và vấn đề chỉ đơn giản chỉ là tôi không thể tìm thấy chiếc thuyền. Bộ điều khiển bắt đầu “gào thét” khi mức pin chạm ngưỡng 10% và nó tụt xuống 5%, tôi chắc chắn phải làm gì đó hoặc chiếc drone này sẽ ra đi mãi mãi.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

“Tảng băng này và nhiều tảng cạnh bên nó đang liên tục sụp đổ thành những tảng nhỏ hơn. Điều này làm cho tiền cảnh trông thật đặc sắc, tuy nhiên ở một diễn biến khác, mọi thứ có vẻ đang tệ dần đi”. – DJI Mavic II Pro, 1/25s, f/6.3, ISO 100. Vịnh Disko, Greenland.


Tôi bắt đầu bằng việc hạ độ cao, đồng thời tìm kiếm một điểm hạ cánh. Lúc này khả năng tôi làm mất chiếc drone này đã là 80%. Nhưng may mắn thay, tôi nhìn thấy một tảng băng lớn và tương đối bằng phẳng. Tôi quyết định sẽ hạ cánh trên tảng băng đó và hoàn toàn không biết mình có thể lấy lại nó hay không. Sau khi việc hạ cánh diễn ra suôn sẻ, tình hình còn trở nên nghiệt ngã hơn. Tôi đang ở trong một vịnh lớn, với hàng ngàn tảng băng trôi đủ kích thước, một trong số đó có chiếc máy bay xấu số của tôi. Không có cách nào để tôi có thể tìm lại nó nếu không có sự giúp đỡ.

Nhưng sau đó, trợ lý thuyền trưởng, người từng rơi vào tình cảnh tương tự, gợi ý tôi nên sử dụng tính năng “find my drone” trên ứng dụng của DJI. Tôi chưa từng dùng tính năng này trước đây, vì tôi luôn biết cách quay về điểm xuất phát. Nhưng trong trường hợp oái oăn này, con thuyền không còn nằm ở điểm “home point” nữa. Tôi dùng tính năng tìm drone để lấy vị trí GPS cuối cùng của nó và nhờ vị thuyền trưởng thử lái thuyền đến đó, và bất ngờ thay, máy bay của tôi đang nằm yên vị trên tảng băng trôi nọ. May mắn là tảng băng này đủ lớn để tôi có thể nhảy lên, lấy lại thiết bị tưởng chừng đã mất và quay về một cách an toàn. Một trải nghiệm đáng nhớ.

Nhìn lại, tôi đã có thể tránh được việc này. Và tôi cũng nhận ra là có thể thay đổi điểm “home point” trên ứng dụng DJI, từ đó tính năng “về nhà” sẽ điều khiển máy bay quay trở về vị trí hiện tại của bộ điều khiển. Sống và tiếp tục học hỏi! Ít nhất trong câu chuyện của mình, cùng với một chút may mắn, tôi đã tìm lại được chiếc drone của mình và có thể tiếp tục đưa nó tung cánh.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)


Sự cố kỹ thuật

Drone, như đã nhắc bên trên, thật ra là một cỗ máy. Và là một cỗ máy, nhiều khi chúng gặp những lỗi về vận hành mà chúng ta không thể nào đoán trước được. Có sự khác nhau giữa sự cố trên một máy ảnh và một chiếc drone, tuy nhiên, khi những trường hợp này xảy đến, có thể, bạn không bao giờ gặp lại máy bay của mình nữa.

Có nhiều lý do dẫn đến sự cố trên những thiết bị bay không người lái này. Trong quá khứ, hàng ngàn drone của DJI đã rơi vì người ta bay chúng khi pin đang quá “lạnh”. Điều này cũng đã từng xảy ra với tôi, ở Iceland. Và vì phản ứng gay gắt từ cộng đồng người dùng, DJI đã phải cải thiện hệ thống cảm báo nhiệt độ tốt hơn trên các sản phẩm kế nhiệm.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

Vịnh Disko thuộc đảo Greenland đặc biệt nổi tiếng vì nó là nơi yên nghỉ của cực kỳ nhiều thiết bị drone. Lý do chính dẫn đến hiện tượng này là do lượng quặng sắt lớn trong thềm lục địa, nó ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống dẫn đường của những chiếc máy bay không người lái. Cá nhân tôi chưa mất một máy bay nào ở đây, nhưng những sự cố về GPS xảy ra như cơm bữa. Khi hệ thống dẫn đường trục trặc, những chiếc drone bắt đầu bị cuốn trôi theo những cơn gió, thứ mà không lâu sau đó mang chúng đi thật xa.

Nhiếp ảnh phong cảnh với drone: Giới hạn và bất lợi (Phần 2)

“Thật khó cướng lại sức hấp dẫn khi bay giữa những “người khổng lồ” này ở vịnh Disko. Nhưng hãy cảnh giác với những sự cố về GPS – chúng có thể khiến bạn đánh mất chiếc drone của mình đấy”. – DJI Mavic II Pro, 1/30s, f/8, ISO 100. Vịnh Disko, Greenland.


Một lần nữa, điều quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh, cố gắng lấy lại thăng bằng cho drone và đừng để chúng bị mang đi quá xa. Hệ thống GPS sẽ làm việc trở lại ngay thôi.

Drone đang ngày một tốt hơn và lỗi thì cũng đang ít dần đi. Chúng đã không còn gặp nhiều “tai nạn” như trước nữa, đó là một tin đáng mừng. Trong trường hợp xấu nhất, là bạn đánh mất chiếc máy bay yêu quý của mình, hãy tự anh ủi bản thân rằng, bạn không phải là người đầu tiên và chắc chắn không phải là cuối cùng!


Bạn thấy những bài viết như thế này thú vị chứ? Nếu có hãy cho chúng mình ở phần comment bên dưới nhé. Để tìm đọc thêm những nội dung thú vị không kém, hãy quay lại WinWinStore.vn hàng ngày nhé!

Theo: Erez Marom/Dpreview

Tin liên quan