Lý do nên chọn ống kính XF 50mm F1.0 và đâu là khác biệt so với XF 56mm F1.2 APD

WinWinTeam

WinWinStore – Dưới đây là những khác biệt giữa chiếc ống kính XF 50mm F1.0 R WR vừa được Fujifilm ra mắt so với XF 56mm F1.2 APD, cùng với đó là những lý do mà bạn nên chọn mua chiếc ống kính 50mm mới này.

XF 50mm F1.0 có cấu tạo gồm 12 thấu kính chia thành 9 nhóm, có một thấu kính phi cầu và hai thấu kính phân tán cực thấp (ED). Còn có một màn chắn tròn và khẩu độ mở tối đa F1.0 thì khi kết hợp với X-Pro3 và X-T4 sẽ có thể lấy nét tự động ở -7 EV cực kỳ ấn tượng. Ống kính này có hệ thống lấy nét điện thử focus-by-wire cho phép vòng lấy nét có thể xoay 120°, cho phép di chuyển các thấu kính bên trong chính xác cho khả năng lấy nét tốt hơn.

Lý do nên chọn ống kính XF 50mm F1.0 và đâu là khác biệt so với XF 56mm F1.2 APD

So sánh với chiếc ống kính XF 56mm F1.2 APD đang có của Fujifilm, chiếc ống kính 50mm mới này có những điểm cộng đáng để lựa chọn hơn. Đầu tiên đáng chú ý nhất chính là DOF của ống kính nông hơn, với khẩu độ F1.0 sẽ đem đến sự tập trung khi xoá phông và làm nổi bật chủ thể. Ngoài ra việc mở rộng khẩu độ như thế này còn cho phép lấy nét tự động ở -7 EV khi kết hợp đúng với thiết bị.

Lý do nên chọn ống kính XF 50mm F1.0 và đâu là khác biệt so với XF 56mm F1.2 APD

Khác biệt giữa 50mm và 56mm là ở filter APD và khẩu độ mở rộng. Chiếc ống kính 56mm có các điểm cộng nổi bật như tia sáng và hiệu ứng bokeh đẹp mắt và sử dụng filter Apodization (APD) để đạt được những hiệu ứng xoá phông, cải thiện độ nét, độ tuơng phản và giúp vùng bokeh mịn màng hơn, mềm hơn. Tuy nhiên có những điểm trừ so với ống kính 50mm như sử dụng filter APD là nguyên nhân giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến, giảm khả năng tạo độ mờ xoá phông. Filter APD này chỉ hữu dụng ở F1.7 mà thôi và ở F5.6 khép khẩu dần thì filter này hoàn toàn mất tác dụng.

Lý do nên chọn ống kính XF 50mm F1.0 và đâu là khác biệt so với XF 56mm F1.2 APD

Thứ hai, ống kính 50mm sẽ không bị ảnh hưởng tới hiệu năng lấy nét tự động hơn so với ống 56mm vì không dùng filter APD. Lấy nét theo pha – phase detection autofocus (PDAF) không khả dụng thì ống kính sẽ dùng lấy nét tương phản – contrast detection AF (CDAF) chậm hơn. Cuối cùng, giá bán của bản APD đắt rất nhiều so với ống 56mm không có APD, thế nên người dùng muốn lựa chọn ống kính xoá phông đẹp, dành cho chân dung thì 50mm là lựa chọn tốt hơn.

Lý do nên chọn ống kính XF 50mm F1.0 và đâu là khác biệt so với XF 56mm F1.2 APD

Ngoài ra chiếc ống kính này còn có chống chịu thời tiết và có thể giảm ISO khi chụp thiếu sáng được một chút nhờ vảo khẩu độ mở rộng F1.0. Thế nên tổng kết lại, cả hai ống kính này đều là những chiếc ống kính chụp ảnh chân dung tốt, nhưng ống kính XF 50mm hi sinh các hiệu ứng bokeh và tia sáng để có thể hoạt động tốt hơn, cũng như cho ảnh sắc nét hơn.

Nguồn: Fujirumors

Tin liên quan