Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh

WinWinTeam

WinWinStore – Nhiếp ảnh phong cảnh là một trong những trường phái chụp phổ biến nhất và là khởi đầu của hầu hết mọi nhu cầu mua máy ảnh, nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ dễ dàng và đâu là những thiết lập nào là tốt nhất dành cho nhiếp ảnh phong cảnh?

Bài viết được đăng tải bởi tác giả

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh

Chế độ trên máy ảnh

Hầu hết các máy ảnh kĩ thuật số, các máy ảnh DSLR hay Mirrorless ngày nay đều có nhiều chế độ tự động. Từ tự động thiết lập khẩu độ đến chế độ cho phép người dùng tự thiết lập các thông số. Vì thế bạn cần phải làm quen một chút để có thể biết được mình ênn sử dụng chế độ nào.

Nhiều chuyên gia, những người có kinh nghiệm đều khuyên là nên chọn Manual để làm chủ thiết bị, nhưng nếu chụp phong cảnh thì lời khuyên từ tác giả là chọn ưu tiên khẩu độ (thường có kí hiệu Av hoặc A trên nhiều máy ảnh) và sử dụng kèm theo bù trừ phơi sáng (Exposure Compensation).

Theo Julie, khẩu độ là thông số quan trọng nhất khi chụp phong cảnh, lúc này bạn thiết lập khẩu độ và máy ảnh sẽ tự tính toán các thông số khác cho phù hợp.

Khẩu độ nào là tốt nhất

Tuỳ vào bạn đang chụp phong cảnh ra sao, độ sắc nét và độ sâu trường ảnh bạn cần là gì thì sẽ có mức thiết lập riêng. Nhưng cá nhân tác giả chọ n trong khoảng F8 và F11, ít khi đi hơn F14 vì càng khép khẩu quá nhỏ thì hiện tượng méo ảnh và quang sai sẽ dễ dàng nhận thấy.

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
F1.8
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
F16
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
F11
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
F2

Kiểm soát độ sâu trường ảnh cũng khá quan trọng và quyết định được độ nét trong toàn khung hình. Khẩu độ càng nhỏ thì vùng độ sâu trường ảnh càng lớn nên vì thế F11 là đủ nét toàn bộ khung hình thay vì F5.6. Tất nhiên trong một số trường hợp bạn cần tạo hiệu ứng tia sáng ngôi sao thì có thể khép khẩu F16 tới F22.

Tốc độ màn trập

Đây cũng là một thông số quan trọng nhưng phụ thuộc vào ý đồ của bạn. Nếu bạn thích hiệu ứng con sông mượt mà, cảnh vật chuyển động thì có thể cần đến tốc độ 1-2 giây. Hoặc nếu ở bãi biển bạn cần hiệu ứng biển mượt, không gơn sóng thì cần ít nhất 10 giây đấy. Còn nếu muốn thêm hiệu ứng đèn chuyển động trên phố thì cần 15-30.

Nếu bạn muốn đóng băng chuyển động thì lúc này tăng tốc độ màn trập lên, ví dụ như muốn đóng băng con sóng ở biển thì cần khoảng 1/250 giây.

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
F22, ISO 100, 2s phơi với filter ND6
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
F11, ISO 100, 1/2000s

Cần lưu ý là nếu chụp ảnh lâu hơn 1/80 giây thì nên sử dụng tripod để chống rung máy. Đặc biệt nếu bạn muốn phơi sáng trong khi trời đang sáng và không muốn ảnh bị cháy sáng thì cần dùng thêm filter nữa.

ISO nào là tốt nhất

Thông số ISO quyết định ánh sáng đi vào cảm biến, nhưng cần lưu ý là nếu ISO càng cao hiệu tượng nhiễu ảnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Ở các máy ảnh cao cấp thì phải đến con số vài chục nghìn thì mới bắt đầu xuất hiện, nhưng ở các máy ảnh phân khúc thấp hơn thì có chỉ mới hơn 1600 là đã xuất hiện.

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
ISO 100
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
ISO 3200

Nói chung tuỳ thuộc vào ý đồ của bạn, nhưng nên thiết lập sao cho dưới 6400 là ổn. Lúc này khi kiểm tra ảnh lại mà thấy có xuất hiện nhiễu ảnh thì bạn nên giảm ISO xuống.

Lấy nét tay hay lấy nét tự động

Ở thiết lập này thì hầu hết là ở cá nhân, tác giả thường chụp lấy nét tự động nhưng đôi khi máy không lấy nét điểm mình muốn thì chuyển sang lấy nét tay, hoặc chọn sang lấy nét một điểm.

Thiết lập cân bằng trắng

Cân bằng trắng (White Balance) thường nên được thiết lập tự động, tác giả cũng thừa nhận là khá làm biếng tinh chỉnh thông số này nên sẽ để là Auto. Nhưng đôi khi bạn cũng nên chú ý một chút, ví dụ khi chụp trong bóng râm và khi chụp ở ngoài trời nắng gắt mà thay đổi.

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh

JPEG hay RAW?

Hầu hết máy ảnh hiện đại đều có thể chụp và cho ra đồng thời cả JPEG và RAW cùng lúc, nhưng Julie cho rằng JPEG là khá thừa thải mà nên chọn RAW để có nhiều thông tin trong ảnh hơn, từ đó hậu kỳ và chỉnh sửa dễ dàng hơn. Điểm trừ là dung lượng file khá lớn.

Chống rung hình ảnh

Thông thường nên bật khi đang cầm máy ảnh trên tay và tắt đi khi sử dụng tripod, mặc dù cả hai đều khó mà nhận thấy được sự khác biệt nhưng bạn cũng nên chú ý đến khi chụp ảnh. Đặc biệt là khi phơi sáng nên tắt chống rung khi gắn trên tripod.

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh

Bracketing

Bracketing là thủ thuật chụp nhiều ảnh ở độ phơi sáng khác nhau rồi kết hợp tại để lấy chi tiết các vùng quá sáng hoặc quá tối, một thủ thuật khá hữu ích. Các máy ảnh hiện đại đều đã có chế độ này rất hữu ích nên hãy tận dụng nếu có thể.

Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
EV = 0 hoặc thanh EV đang ở giữa
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
EV = -1
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
EV = +1
Những thiết lập nào là tốt nhất dành cho chụp ảnh phong cảnh
Ảnh HDR sau khi hậu kỳ

Lời khuyên cuối

Tác giả Julie dành lời khuyên cuối với những ai đang có ý định dấn thân vào bộ môn này là hãy tìm tòi những khung cảnh đẹp, nhưng đồng thời đừng quên giữ an toàn cho bản thân.

Tin liên quan