5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng

WinWinTeam

WinWinStore – Bài viết từ tác giả Mitch Green tại Petapixel chia sẻ về 5 bài học nhiếp ảnh phong cảnh mà người này đã đúc kết qua 5 năm chụp ảnh.

Bài viết sẽ dịch thuật từ tác giả Mitch Green tại Petapixel

Nhiếp ảnh phong cảnh là một bộ môn phát triển không ngừng, chúng ta đều sẽ trên hành trình phát triển các tác phẩm của mình. Chúng ta sẽ học những kĩ thuật mới, biết cách nhìn thời tiết hơn hoặc học được cách can đảm đi nhiều nơi để thử nghiệm. Việc đi hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng sẽ giúp bạn phát triển từng chút một.

Nhưng hãy suy nghĩ về sự phát triển của bản thân trong thời gian qua, bạn sẽ nhận thấy những thứ mà bạn đã cải thiện và những điểm bạn muốn phát triển hơn nữa.

5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng

Dưới đây sẽ là 5 thứ mà tôi đã học được trong 5 năm vừa qua, là những mẹo và góc nhìn để bạn cân nhắc (hoặc không cũng được) khi lựa chọn con đường nhiếp ảnh này.

Bài học số 1: Với dải nhạy sáng bạn sẽ có quá nhiều thứ tốt

Với bài học đâu tiên không phải tôi đang nói đến các bức ảnh HDR tạo ra bằng cách kết hợp ảnh. Tôi nói đến thanh trượt trong Lightroom với -100 Highlight và +100 Shadow. Bởi vì khi ta mở rộng dải nhạy sáng của ảnh đến mức tối đa, chúng ta sẽ mất độ tương phản và ít sự nổi bật khung cảnh.

Người xem có những kỳ vọng nhất định trong tiềm thức của họ khi nhìn thấy hình ảnh của bạn. Giống như thực tế là các mảng sáng sẽ sáng, trong khi bóng phía sau một vật thể sẽ vẫn tối. Thậm chí khi bạn bỏ qua những thái cực đó quá nhiều, hình ảnh của bạn sẽ trở nên phẳng – mất đi cảm giác về chiều sâu và tính hiện thực mà nếu không thì sự tương phản tự nhiên đã tạo ra.

5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng
Bình minh qua rặng đá Bombo Quarry này yêu cầu chỉnh sửa khá tinh tế để làm nổi bật tương phản tự nhiên

Để làm nổi bật sự tương phản của tự nhiên mà người xem đang kỳ vọng hãy cân nhắc hai trường hợp sau.

TH1: Bạn đang ở một ngọn núi tuyệt đẹp. Các rặng núi ở hậu cảnh mờ ảo, trong khi cây cối và đá phía trước bạn có độ tương phản cao hơn. Đây này là cách tự nhiên của mọi thứ, trong đó các vật thể ở xa hơn sẽ bị mờ nhạt và mất đi độ tương phản. Nếu bạn tăng shadow đến cực điểm, bạn sẽ mất đi cảm giác có chiều sâu.

TH2: Bạn đang chụp cảnh biển bình minh. Đừng quên rằng mặt trời là một quả cầu khổng lồ gồm plasma nóng và rất sáng. Nếu bạn thiếu sáng tạo và làm mờ các điểm nổi bật, chúng sẽ trông có vẻ không tự nhiên. Tương tự như vậy, hãy sử dụng khung hình thừa sáng — thông qua công cụ mặt nạ tăng sáng hoặc kết hợp HDR — để cứu các phần tối nhất. (Một chút sẽ giúp giữ lại các kết cấu tinh tế, nhưng quá nhiều sẽ tạo ra ánh sáng ở những nơi không nên có.)

Tóm tắt: Mở rộng dải nhạy sáng để giữ chi tiết vùng sáng nhất màu trắng và vùng tối nhất màu đen, nhưng có điều chỉnh không nên lạm dụng.

Bài học số 2: Đừng tập trung vào chỉ bình minh và hoàng hôn

Giống như nhiều người, tôi bị thu hút về nhiếp ảnh phong cảnh bởi những đám mây và vùng trời đậm đà trên bầu trời. Cho dù đang đi nghỉ mát hay chỉ ngắm nhìn qua cửa sổ trên đường đi làm về nhà, một cảnh hoàng hôn ngoạn mục cũng đủ vẫy gọi để chụp lại. Không có gì đáng ngạc nhiên, những bước đầu tiên của tôi trong lĩnh vực chụp ảnh phong cảnh đã đưa tôi đến bãi biển trước bình minh. Tôi đã đặt máy ảnh của mình sau một khối đá và đợi bầu trời bắt đầu ló dạng. Tôi nghĩ là cách này làm tổn hại đến sự phát triển của tôi.

Đầu tiên việc kỳ vọng quá sớm sẽ biến thành thất vọng khi bầu trời không như mong đợi. Ngay cả khi bầu trời sáng rực và đẹp thì tâm trí tôi sẽ trôi về ‘những gì có thể xảy ra’. Giá như những đám mây ở chân trời không cản mặt trời mọc hay những gì đại loại như vậy.

5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng
Bình minh, hoàng hôn, bầu trời rất đẹp nhưng không phải luôn xoay quanh chúng

Đối mặt với sự thất vọng tiềm tàng đó, tôi chỉ đơn giản là chọn cách tránh thất vọng hoàn toàn. Nếu không có cơ hội chắc chắn để ngắm bình minh rực rỡ, tôi sẽ không ra ngoài đó. Tôi đã tự tước đi những cơ hội học tập quý giá để làm việc với ánh sáng sẵn có thay vì cứ tập trung vào mặt trời.

Kế đến là những suy nghĩ này tạo ra một góc nhìn hạn hẹp, những cố gắng dần tập trung vào bầu trời và những gì chúng ta để ý chỉ một mà thôi, đó là bầu trời. Vì những thứ này mà chúng ta bỏ qua những thứ trong khung hình và những vẻ đẹp khác.

Khi gặp được nhiều cảnh quan khác, những khung cảnh rộng mở hơn đã đem đến nhiều tiềm năng hơn. Tôi bắt đầu đi cả ngày ra ngoài, bầu trời đôi lúc sẽ không quá ‘hoành tráng’ như lúc bình minh và hoàng hôn. Nhưng việc mở rộng góc nhìn của tôi từ 30 phút đến nhiều giờ trong ngày đã cho phép tôi chụp và tạo ra nhiều loại ảnh đa dạng hơn thay vì chỉ hoàng hôn và bình minh.

Hãy thử tìm kiếm những mảng sáng trải xuống ven đồi, những ánh sáng len lỏi qua các tán cây trong rừng. Hay thử chụp lại ánh sáng phản chiếu trên phiến đá, lúc này bạn sẽ nhận thấy bầu trời đẹp nhưng có nhiều thứ cũng đáng để chụp không kém.

Bài học số 3: Bạn phơi sáng quá lâu

Như đã nói ở trên bạn không nhất thiết phải tuân theo các bài học của tôi, nhưng đây là những gì tôi đúc kết được nên nó có thể mang giá trị tham khảo. Lần này chính là “bạn phơi sáng quá lâu”.

Cụm từ phơi sáng nghe cũng đã lâu rồi, vậy thì phơi sáng quá lâu là sao? Tốc độ màn trập phơi sáng tự động trên máy đôi khi quá lâu. Qua nhiều năm tôi đã quá lạm dụng điều này và sau đúc kết tôi sẽ gợi ý. Ví dụ như với thác nước và sông hồ, tôi sẽ dùng filter ND 6-stop và giảm tốc độ màn trập xuống hơn 1 giây,. Còn với cảnh biển, tôi sẽ để khoảng vỡ 1/2 giây để tạo các chuyển động nước mượt mà hơn nhưng vẫn có các đường nét di chuyển của biển.

5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng
Hãy thử tốc độ màn trập nhanh hơn để tạo ra các chuyển động

Khi bạn thiết lập tốc độ phơi sáng quá lâu, vấn đề sẽ là các bức ảnh thiếu đi sự chuyển động. Bề mặt nước sẽ rất mịn, thiếu đi dòng nước chuyển động thứ gì đó tạo điểm nhấn. Nếu bạn muốn tạo hiệu ứng mờ ảo và huyền huyễn, phản chiếu như mặt gương thì hãy dùng filter ND. Nhưng nếu bạn muốn tạo hình ảnh chuyển động thật thì không nên dùng filter ND.

Tốc độ màn trập sẽ tuỳ thuộc vào khoảng cách của bạn đến nước và tuỳ vào tốc độ dòng chảy. Nhưng tôi thấy nên bắt đầu từ 1/4 giây và tăng dần lên 1/10 là hợp lý. Đừng mãi cố định ở đó mà hãy thử nghiệm để tìm ra mốc tốc độ tốt nhất, chụp lại và tìm cảm hứng.

Bài học số 4: Kiên trì và bền bỉ, ảnh đẹp rồi sẽ xuất hiện

Những nhiếp ảnh gia theo đuổi trường phái phong cảnh là những người rất kiên nhẫn và rất nhân từ. Ánh sáng có thể gắt, hoặc tệ hay các làn sóng có thể quá nhàm chán, thậm chí cả trời mưa trông não nề nhưng vẫn chẳng thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của những nhiếp ảnh gia này.

Thường thì các điều kiện gặp phải không như mong đợi và như kế hoạch, khi không như kế hoạch thì sẽ rất đau lòng. Đặc biệt nếu hy vọng cao về một cảnh bình minh hoành tráng, hoặc đi thì chúng tôi sẽ luôn dậy sớm và đi rất xa.

Với người mới thì có thể sẽ nản thật và cảm giác phí phạm, sẽ có những suy nghĩ là nên ngủ tiếp và bỏ cuộc. Và một sự thật đau lòng nữa chính là gần như rất ít khi bạn đến nơi và thời tiết luôn tốt nhất, đôi khi thời tiết còn chẳng ủng hộ bạn nữa cơ.

Bạn có thể sẽ thấy những bức ảnh vầng sáng đẹp mắt trên Skógafoss đăng tải lên Instagram, hay màu sắc mùa thu rực rỡ trên Flickr. Nhưng đó là một trong những bức ảnh của một hoặc vài ngày, còn những ngày còn lại thường là những mùa chẳng ai muốn ghé đến. Nếu bạn muốn bắt mùa đông đẹp hoặc mùa thu đầu mùa thì có khi phải chờ đến cả năm đấy.

Phong cảnh là sự thay đổi không dừng và có thể sẽ phải chờ đợi, nhưng đừng để những thứ này làm bạn suy sụp. Hãy kiên nhẫn! Nếu có một ngày tồi tệ ở cánh đồng, đừng buồn và đừng cộc cằn, hãy trở lại vào ngày mai hoặc sau đó.

Bài học số 5: Góc rộng rất tuyệt, nhưng tele đôi khi còn tuyệt hơn

Khi phát triển dần trở thành một nhiếp ảnh gia, tôi đã đi qua một loạt giai đoạn.

Đầu tiên tôi tập trung vào bầu trời như đề cập ở bài học số 2, sau đó tôi bắt đầu chú ý đến tiền cảnh và thêm nhiều nội dung hơn, thêm nhiều chiều sâu hơn vào khung cảnh. Sau đó tôi bắt đầu tập trung vào bố cục tinh tế hơn, sự cân bằng và tỉ lệ khung ảnh hơn.

Và giờ đây tôi bắt đầu tập trung vào các ống kính tele hơn cho phép tôi có thể tập trung nhiều nơi hơn. Ở tiêu cự xa hơn, tôi sẽ có thể quyết định những gì đưa vào khung cảnh, hoặc những gì không cần.

Và chúng ta có thể rất sáng tạo nữa, đôi khi chỉ cần bước gần lại vài bước bằng tiêu cự thì cũng có thể bỏ đi vài chi tiết không cần, có thể bỏ qua bầu trời trắng xoá không cần đến. Đặc biệt khi zoom thêm một chút thì có thể còn giúp tập trung vào khung hình hơn nữa.

5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng
Phong cảnh là luôn biến động và đừng gò bó mãi với góc rộng

Với góc rộng, chúng ta sẽ có thể chụp toàn cảnh và có một bức ảnh đẹp, nhưng với tele chúng ta có thể hoà nhập với khung cảnh, đi tới các yếu tố quan trọng, loại bỏ đi những thứ gây xao nhãng và tạo ra một khung hình khó có thể thay thế.

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần một ống siêu zoom 100-400mm hoặc gắn thêm cả teleconverter nữa nhé, thực tế đôi khi chỉ cần tiêu cự 35mm của 16-35mm là đã đủ rồi. Bài học này là để nhắc bạn vượt qua tiêu cự 16mm đi nhé.

5 bài học về nhiếp ảnh phong cảnh đúc kết qua những năm tháng
Khi không có ánh sáng nổi bật, hãy thử tìm các hoạ tiết mà cảnh quan đem đến

Thậm chí khi cả bầu trời đang sáng rực, hãy thử zoom lên và tìm tia nắng, hình ảnh phản chiếu trên bề mặt nước. Hoặc thám hiểm khu rừng để chụp các tia nắng đâm xuyên qua tán lá. Khi không có ánh sáng gì đó đáng chú ý, hãy thử tập trung vào phiến đá hay các hình thù trong khung cảnh.

Tổng kết

Nhiếp ảnh như các nghệ thuật khác là một loại hình theo đuổi và học tập dần. Đặc biệt là tuỳ vào khái niệm của mỗi người và sẽ khác đi, khác với những gì trong bài viết này. Nhưng nó lại là điều tốt, vì như vậy sẽ tạo ra câu chuyện hai người, hai nơi khác nhau, cùng một con đường đi chụp, cùng một ánh sáng và thời điểm lại đem đến hai bức ảnh độc đáo.

Hi vọng những bài học này sẽ phần nào giúp cho bạn phát triển hơn, sáng tạo hơn và đôi khi với thói quen của bạn sẽ tạo nên một phong cách mới tốt hơn nữa. Hãy tham khảo bài viết này và áp dụng những gì phù hợp với bạn, đừng ngại sáng tạo!

Tin liên quan